1. Nhà tre 44m2
Ở Việt Nam, những hiện tượng thiên nhiên nghiêm trọng như bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán,...gây nên thiệt hại khoảng 1.2%GDP mỗi năm, thương vong khoảng 500 người, cũng như làm giảm sự phát triển ở các lĩnh vực có liên quan. Một trong những giải pháp của người dân nơi đây từ nghìn đời xưa là sử dụng những vật liệu nhẹ và rẻ như tre để xây nhà.
Từ các cây tre có 4-5cm và 8-10cm đường kính, và dài 3m hoặc 6.6m, ngôi nhà chỉ đơn giản lắp ráp các cọc lại với nhau bằng các phương pháp ràng buộc, treo, đặt,...truyền thống. Tuy thô sơ nhưng cấu trúc ngôi nhà tre rất chắc chắn để chống chọi lại mức lũ cao đến 1.5m. Hiện nay, Những nhà thiết kế H&P đang tiếp tục thử nghiệm để ngôi nhà vững trãi khi lũ cao đến 3m. Mô hình này có thể nhân rộng đến nhiều không gian chức năng khác nhau như nhà ở, trường học, bệnh viện,...
Chất liệu tre mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông
Từ khung tre cố định, ngôi nhà có thể biến tấu tùy theo địa phương khi lót bên ngoài những vật liệu khác nhau như tre nhỏ, lá dừa, phên nứa,...để mang nét đặc trưng mỗi vùng miền. Thậm chí, các kiến trúc sư cho biết gia chủ cũng có thể tự xây dựng trong vòng 25 ngày.
Những mô hình nhà từ tre được hi vọng sẽ có thể sản xuất hàng loạt với chi phí khoảng hơn 50 triệu/một căn. Khi ngôi nhà có thể giúp giữ ấm cho gia chủ trong điều kiện khắc nghiệt nhất, cũng như đóng góp đáng kể vào sự phát triển sinh thái cũng như ổn định kinh tế. Hơn nữa, điều này cũng góp phần gắn kết văn hóa và kiến trúc truyền thống một cách chặt chẽ.
Ngôi nhà tre kì ảo với những ánh đèn vàng hiu hắt rọi qua khe
Ngôi nhà tre hai tầng có đầy đủ các không gian chức năng từ phòng khách, phòng bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh đến phòng ngủ.
Những ống tre gắn trên tường nhà giúp gia đình tăng gia sản xuất - trồng rau sạch
Không gian mở bên ngoài dùng để thư giãn, hoặc phơi phóng, giặt đồ
2. Nhà ở kết hợp văn phòng
Kiến trúc sư dung hòa được yếu tố kích thước nhà nhỏ, chỉ với hai tầng nhưng đa chức năng, tính linh hoạt cao. Sân vườn và cây xanh hiện có của khu đất mang lại cảnh quan thiên nhiên xanh mát.
Do sự toàn cầu hóa nhanh cũng cũng như sự phát triển vô cùng đa dạng và phức tạp của loài người, trái đất đã mất di sự cân bằng ban đầu. Môi trường sinh vật đang thay đổi, con người cũng không ngoại lệ. Sự gia tăng dân số dẫn tới sự phát triển công nghệ, bản chất môi trường đã thay đổi đáng kể. Nhiều hệ sinh thái bị chi phối trực tiếp bởi con người và sự ảnh hưởng trực tiếp của con người lên hệ sinh thái trên bề mặt Trái đất diễn ra khắp mọi nơi. Và rõ ràng, chúng ta đang sống trên một hành tinh…được thống trị bởi con người.
Với 36 bộ cánh cửa gỗ "thượng song hạ bản", một loại cửa truyền thống, khi trượt mở cửa, gia chủ có thể đón gió, ánh sáng và điều hòa không khí trong phòng.
Những hậu quả do con người gây ra đến thời điểm hiện nay không còn là điều mới lạ, và chúng ta đang phải đối mặt với chính những hậu quả đó. Về mặt thiết kế kiến trúc bền vững, kiến trúc sư đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, tạo ra các tòa nhà thích ứng khí hậu, đó là sự tôn trọng môi cảnh xung quanh. Từ việc nắm bắt và sử dụng các nguồn năng lượng có sẵn trong hệ sinh thái, kiến trúc sư Lê Lương Ngọc và cộng sự của văn phòng kiến trúc V-Architecture trong nhiều năm qua đã ứng dụng các nguyên tắc có sẵn trong tự nhiên để áp dụng vào các thiết kế của mình.
Bức tường "rèm" trên tầng 2 được làm từ những liếp tre, cho phép ánh sáng xuyên sâu vào trong nhà. Ngoài ra, ''gentle house" được đặt trong khung cảnh mát mẻ, với bụi chuối, cây sấu quanh nhà, giúp mang lại bầu không khí thoải mái.
Thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng ở quận Hoàn Kiếm của Lê Lương Ngọc tập trung vào Ánh sáng. Thứ nhất, là một kiến trúc sư của sự bền vững, Lê Lương Ngọc luôn tìm kiếm và nâng cao vai trò của ánh sáng trong kiến trúc. Thiết kế của anh luôn ưu tiên việc sử dụng ánh sáng tự nhiên. Thứ hai, ngôi nhà được xây dựng bằng cách sử dụng cấu trúc ánh sáng với rất ít bê tông, dùng nhiều hệ kết cấu như tre nên giúp tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Thứ ba, KTS nói rằng "Light" trong tiếng Anh còn có nghĩa là nhẹ nhàng. Điều này giải thích tại sao ngôi nhà này lại có tên là Gentle House.
Các kiến trúc sư đã khéo léo kết hợp vật liệu như gạch đất nung, sàn bê tông sàn và cột cốp pha tre, đem đến diện mạo rất riêng cho ngôi nhà.
Tầng trên là một studio kiến trúc, không gian mở, với tầm nhìn thoáng đãng, rộng rãi ra xung quanh.
Không gian được bài trí đơn giản bằng các đồ nội thất giá rẻ để giảm thiểu chi phí
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet