trầu cau được mệnh danh là “ kẹo cao su xứ Đài” bởi người dân nơi đây nhai trầu thường xuyên như kẹo cao su. Cau đài loan được cắt miếng, trộn với vôi từ vỏ sò và bọc trong lá trầu. Trầu cau và cách ăn trầu của người Đài Loan giống với các nước châu Á khác. Nhưng điều làm trầu cau Đài Loan trở nên "độc nhất vô nhị" là những cô gái bán cau. Họ thường được gọi với cái tên “bin lang xishi” (tạm dịch là nàng tây thi Trầu Cau).
Theo một thống kê của thành phố, có khoảng 60.000 bốt bán cau trên các tuyến quốc lộ.. Ảnh: ytimg. |
Những cô gái bán cau trẻ, xinh đẹp, ăn mặc bắt mắt ngồi trong các buồng kính lớn hơn bốt điện thoại, thường gắn đèn neon xanh đỏ và mời chào khách mua hàng. Bốt bán cau và các “nàng Tây Thi” đã trở thành biểu tượng độc đáo của du lịch Đài Loan.
Với cách ăn mặc mát mẻ chỉ nhằm mục đích thu hút khách mua cau, nhiều người lầm tưởng họ là gái mại dâm. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không đúng. Các cô gái chỉ quan tâm đến việc bán trầu cau, làm sao để thu hút nhiều khách đến mua và nói không với tình dục. Một số lồng kính bán trầu cau còn được lắp camera để bảo vệ các cô gái khỏi những khách hàng có hành vi quấy rối.
Trong các quầy này, ngoài trầu cau têm sẵn còn có thuốc lá, cà phê, kẹo cao su. Theo Sydney Morning Herald, mỗi cô gái bán trầu kiếm được khoảng 40.000 Đài tệ một tháng (khoảng 28 triệu đồng) cao hơn nhiều so với một nhân viên văn phòng ở Đài Loan, lương 26.000 Đài tệ (khoảng 18 triệu đồng).
Nghề bán trầu gợi cảm xuất hiện vào những năm 1960 khi những cô gái xinh đẹp bán được nhiều cau hơn từ việc ăn mặc thiếu vải. Thị trường kinh doanh cau nhanh chóng nhân bản chiến lược tăng doanh thu từ việc thay đổi trang phục bán hàng. Trào lưu này nở rộ nhất vào những năm 1990. Ngoài ra, các lồng kính gắn đèn rực rỡ cũng là cách để thu hút sự chú ý. Ngày nay, bốt bán cau mở cửa trên khắp các phố lớn, chủ yếu phục vụ tài xế, khách du lịch. Hoàn Trung, Trung Đàm là những phố trầu cau nổi tiếng nhất xứ Đài.
Đèn neon sặc sỡ gắn bên ngoài các lồng kính bán trầu. Ảnh: oddycenter. |
Năm 2002, chính quyền thành phố nhận thấy việc bán trầu với trang phục hở hang không phù hợp thuần phong mỹ tục và gây mất tập trung cho tài xế dẫn tới tai nạn xe hơi. 80% người mắc bệnh ung thư miệng ở Đài Loan cũng là do trầu cau. Kể từ đó, vấn đề bán trầu cau gợi cảm trở thành đề tài gây nhiều tranh cãi. Năm 2007, quy định về trang phục của các "nàng Tây Thi" trầu cau được ban hành. Quần áo không được hở ngực, bụng và vòng ba. Tuy nhiên, nhiều cô gái cho biết việc ăn mặc kín đáo hơn khiến doanh số bán hàng của họ giảm đáng kể.
Theo nhiếp ảnh gia Tobie Openshaw sống ở Đài Loan, nhiều năm qua, những "nàng Tây Thi" trầu cau luôn bị xã hội nhìn với ánh mắt thiếu thiện cảm. "Người Đài Loan phân biệt đối vử với họ bởi những cô gái bán trầu thường không được ăn học tử tế, đến từ các vùng quê nghèo", Tobie nói.
Ảnh những cô gái bán trầu cau ở Đài Loan
Như Bình
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet