Thông thường, khi nhà ống có chiều dài khoảng 10 m trở lên thì nên thiết kế giếng trời. Độ rộng giếng trời tùy thuộc vào diện tích khu đất, nhưng không nên nên nhỏ hơn 1 m vì sẽ gây thiếu thẩm mỹ. Nhà càng cao thì giếng trời càng phải rộng.
Chiều rộng giếng trời nên rộng hơn 1 m. |
Cấu tạo giếng trời có 3 phần gồm phần chân tiếp xúc mặt đất, phần lưng và phần mái. Phần chân có thể bố trí cây hoa, non bộ kết hợp với không gian tiếp khách hoặc phòng ăn. Phần lưng là nơi chiếu sáng cho các tầng bên trên. Phần mái để chiếu sáng, thông gió.
Bên chân khu giếng trời có thể bố trí tiểu cảnh. |
Với đặc điểm không gian cao và hẹp, ánh sáng yếu, bạn có thể trang trí giếng trời giống như một thác nước, một vách nổi để tạo cảm giác đưa thiên nhiên vào trong nhà. Cũng có thể biến giếng trời thành nơi trưng bày các bộ sưu tập như chân dung gia đình, các loại cây, hoa... để tạo cảm giác sinh động khi đi lại trên cầu thang. Giếng trời cũng là nơi thích hợp để treo loại đèn chùm buông thả dài hoặc trang trí hoa, bóng trong những dịp lễ Tết.
Giếng trời sẽ tạo thêm ánh sáng cho các không gian trong nhà ống dài. |
Nhược điểm của giếng trời là gây tiếng ồn. Vì vậy, cần chọn bố trí các vật liệu chống ồn. Nơi trồng cây, bố trí thác nước phải được chống thấm tốt. Chỗ trồng cây phải thuận tiện tưới nước. Các vật dụng treo ở thành cầu thang, giếng trời phải dễ dàng lắp đặt, tháo dỡ, không va đập vào đầu người đi lại. Ngoài ra, các cửa sổ, hành lang mở ra giếng trời phải bố trí lan can an toàn cho trẻ nhỏ. Không bố trí chỗ ngồi ngay dưới chân giếng trời để đảm bảo an toàn.
KTS Nguyễn Văn Khiêm
Công ty CP ADKientruc
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet