Quả dại tầm bóp ở Việt Nam sang Nhật Bản bán 700.000 đồng/kg
Vốn là một loại cây dại mọc lan ở khắp các ruộng lúa ở nông thôn Việt Nam nhưng vì giờ đây người tiêu dùng yêu thích các loại rau sạch và lành nên tầm bóp đang đứng đầu trong danh sách các loại “rau quả nhà giàu” được các bà nội trợ săn lùng.
Tầm bóp là một loại quả dại nhưng rất sạch và tốt cho sức khỏe.
Nếu quả tầm bóp ở Việt Nam được xem như là một quả dại, chỉ cần ra bờ ruộng thôi là có thể hái cả nắm mang về mà không tốn tiền mua thì ở Nhật Bản, đây là một thứ quả khá đắt. Rau tầm bóp là một loài cây dại, mọc nhiều ở bờ ruộng, đất trống ven đường, ven rừng, chủ yếu ở vùng nông thôn. Tầm bóp thuộc họ cà nên cũng có một chút đặc điểm giống cây cà về lá và quả.
Thời gian trước, khi kinh tế nước ta còn vô cùng khó khăn, nạn đói hoành hành, rau tầm bóp được thu hái về để ăn tạm như một loại rau “cứu đói”. Giờ đây khi kinh tế đã khá hơn nhiều, người dân cũng có điều kiện để có thể mua các loại thực phẩm quý, đắt tiền hơn. Tuy nhiên vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối cho người tiêu dùng.
Giá trị nhất của cây tầm bóp là quả tầm bóp. Quả có hình tròn nhỏ như quả cà, bên ngoài được bao bọc một lớp vỏ bọc mỏng, giống hình lồng đèn nên ở một vài nơi, tầm bóp còn được gọi là cây đèn lồng hay thù lù cạnh. Khi bóp quả tầm bóp, vỏ bọc của quả bị thủng sẽ phát ra tiếng bốp nghe rất vui tai. Khi chín quả sẽ có màu đỏ rất đẹp, vị hơi chua, có thể chế biến làm mứt, thậm chí làm thuốc chữa bệnh. Những quả tầm bóp này có tác dụng rất tốt trong việc giải nhiệt, chữa các bệnh về thận, bài tiết, chữa ho, tiêu đờm,…
Ở Nhật Bản, đây là một thứ quả khá đắt. Tính theo giá thành ghi trên bao bì, có thể thấy 1kg quả tầm bóp có giá bán lên tới 700.000 đồng, thậm chí còn đắt hơn quả cherri nhập về Việt Nam. Ở Ấn Độ người ta còn sử dụng toàn cây tầm bóp làm thuốc lợi tiểu. Nó còn có tác dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường.
Xem ngay cách trồng cây tầm bóp tại đây.
Me ở "nước người ta" được đặt trong danh sách bảo vệ của quốc gia
Me là loài cây bán dại, mọc phổ biến tại Việt Nam. Nhiều người coi chúng là một thứ quả bình thường, dùng để ăn vặt.
Me không chỉ là món ăn ngon mà còn dùng chữa bệnh rất hiệu quả.
Nhưng ở Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới, cây me có một vị trí đặc biệt quan trọng, nằm trong danh sách bảo vệ của quốc gia nhờ những tác dụng tốt "từ gốc đến ngọn" mà nó mang lại. Theo ghi chép, me không chỉ là món ăn ngon, mà có thể dùng để chữa bệnh rất hiệu quả. Bột và thịt me có thể làm món súp nóng dùng để trị bệnh cảm lạnh theo cách chữa bệnh cổ truyền của người Ấn Độ.
"Dược vương" chanh leo, thứ quả được Việt Nam coi là bình dân
Ở Việt Nam, chanh leo (chanh dây) chỉ là thứ quả bình dân. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác, nó được mệnh danh là "dược vương" trong các loại trái cây, được săn lùng và tìm kiếm. Một nghiên cứu đăng tải trên Hàng Châu Nhật báo cho hay, một quả chanh leo có giá trị tương đương với 10 quả táo.
Nghiên cứu cho thấy trái cây này có tác dụng giải độc, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn. Chanh leo cũng giàu axit amin cần thiết cho nhu cầu của cơ thể con người. Đây cũng được xem là thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp tự nhiên hiệu quả, an thần, giảm mất ngủ, thải độc và chữa trị các bệnh về tiêu hóa, bệnh trĩ vô cùng kỳ diệu.
Tham khảo cách trồng chanh leo tại đây.
Trái bần hoang dã trở thành đặc sản xuất ngoại
Bần là loại cây đặc thù ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, còn gọi là cây thủy liễu. Ở đâu có sông, có vàm, cù lao là ở đó cây bần sinh sôi nảy nở thành rừng. Là loại cây sống trong môi trường bùn nước, bần có rễ phụ mọc nhô lên khỏi mặt bùn. Cây bần có chức năng giữ đất rất tốt, gỗ chủ yếu dùng làm chất đốt.
Hoa bần màu trắng pha chút hồng phấn, trái bần có vị chua. Bần mọc ven sông, trái to tròn, hơi dẹt như cái dĩa nên người Tây Nam Bộ gọi là bần dĩa. Ngoài bần dĩa, còn có loại mọc ở vườn thì trái nhỏ hơn, cỡ chỉ như trái ổi, gọi là bần ổi.
Hàng năm, bần trổ hoa vào khoảng tháng sáu âm lịch cho đến tháng chín. Trái bần xanh ăn có vị chua và hơi chát, lúc chín tới thì vừa chua, vừa thơm, ngọt, ăn một lần sẽ nhớ mãi, vì vị của nó rất đặc biệt không giống loại trái cây nào.
Người miền Tây thường tận dụng cả hoa và trái bần để chế biến thành những món ăn dân dã. Hoa bần vào mùa nở rộ rất đẹp, dùng để trộn gỏi với thịt heo hoặc các loại thủy sản.
Ở một số nước Đông Nam Á còn dùng lá, búp non của cây bần làm rau ăn sống. Tại Philippines, nông dân ven biển dùng trái bần ổi chín ủ thành giấm để nấu ăn trong gia đình.
Từ loại cây bần mọc hoang, người dân lấy trái nấu các món ăn dân dã hàng ngày, trái bần được xuất khẩu sang nhiều nước Canada, Đức, Úc...
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet