Nội dung
Nguyễn Thị Thanh Lưu 
Sinh năm 1983 - tại thành phố Vinh
Là tiến sĩ văn học, từng công tác tại Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. 
Cô sống cùng chồng và hai con Cà Kiu - Rau Muống tại thành phố Berkeley, bang California, Mỹ. 

Nhắc đến cái tên Nguyễn Thị Thanh Lưu, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới nữ tác giả của cuốn tự truyện “Làm dâu xứ lạ” từng chiếm được đông đảo tình cảm yêu mến của các chị em. Vượt qua sự phản đối của gia đình vốn có truyền thống yêu nước, cô gái xứ Nghệ thậm chí đã phải lựa chọn rời xa bố mẹ, người thân để lặn lội tới nước Mỹ xa xôi, se duyên cùng chàng người yêu ngoại quốc.

Thời gian thoi đưa, đến nay Thanh Lưu đã có một tổ ấm nhỏ - hạnh phúc to bên chồng và hai con một trai một gái. Nhìn lại những gì bản thân mình đã trải qua và đánh đổi, nữ tiến sĩ trẻ tuổi cho biết chưa khi nào cô làm phép toán cân đo đong đếm những gì mình được hay mất. Với Lưu, tình yêu là duyên số, hôn nhân ở một khía cạnh nào đó cũng là một cơ hội để khám phá thêm những giới hạn và khả năng của riêng mình…

Cuộc trò chuyện với nữ tác giả xứ Nghệ dưới đây sẽ giúp các chị em hiểu thêm phần nào về cuộc sống muôn màu của một cô dâu Việt tại Mỹ!

nhiều người lầm tưởng lấy chồng tây đương nhiên sung sướng
Thanh Lưu là tác giả cuốn tự truyện nổi tiếng "Làm dâu xứ lạ"

Kể từ khi chị xuất bản cuốn "Làm dâu xứ lạ", chuyện hôn nhân của chị với người chồng Mỹ cũng trở nên nổi tiếng. Cho đến hiện tại, chị vẫn đang là một trong những cô dâu Việt sở hữu cuộc hôn nhân viên mãn với chồng ngoại quốc. Với chị thì đó là may mắn hay là kết quả của cả một quá trình nỗ lực tìm đến hạnh phúc?

- Tôi vẫn tin hôn nhân là chuyện có màu sắc duyên số. Ai chẳng muốn hạnh phúc, nhưng có những thứ không phải cứ cố mà được. Chuyện tình cảm là một trong những thứ đó. Một cô bạn vốn là dân du học khi biết tin tôi lấy chồng ngoại quốc đã thảng thốt kêu lên: phải là mình lấy chồng Tây mới đúng, sao lại là nó được? Tôi hiểu ý cô bạn ấy vì rõ ràng là cô ấy có nhiều cơ hội gặp người nước ngoài hơn tôi, nhiều bạn bè ngoại quốc hơn tôi, nói tiếng Anh giỏi hơn tôi, cởi mở hơn tôi và tin chắc là biết nhiều về người ngoại quốc hơn tôi. 

Thế mà cuối cùng, tôi - một người tương đối khép mình trong thế giới sách vở rất kín đáo, bé nhỏ của riêng tôi lại lấy một anh chồng ngoại quốc. Điều đó gây kinh ngạc cho tất thảy mọi bạn bè thời đại học của tôi. Nói thế để thấy rằng cơ duyên gặp gỡ là chuyện của số phận. Và số phận đã mỉm cười khi tôi may mắn gặp Jason – người bạn đời của tôi. 

Có một cô gái lấy chồng nước ngoài đã từng nói rằng: không nên tô vẽ về sự hoàn mỹ trong chuyện lấy chồng Tây, vì rất có thể điều đó sẽ khiến nhiều bạn trẻ lầm tưởng hạnh phúc đến dễ dàng. Chị có đồng quan điểm với điều này?

- Hoàn toàn đồng ý. Tôi muốn nói thêm rằng không nên tô vẽ cho bất cứ thứ gì, không chỉ mỗi chuyện lấy chồng Tây. Nhiều người lầm tưởng rằng: lấy chồng Tây đương nhiên sung sướng hạnh phúc. Tôi cho rằng họ đang lí tưởng hoá các anh Tây mà bỏ qua một thực tế hiển nhiên rằng Tây hay Ta cũng thế thôi, có người này người kia. Tôi không hiểu sao vẫn có những người ngây thơ đồng nghĩa Tây với đẹp, tốt, giỏi một cách tuyệt đối. 

Thực tế trần trụi là nhiều chàng Tây thất nghiệp đang tràn đến Việt Nam, tìm kiếm một đời sống tạm bợ dựa vào tâm lí sính ngoại của người Việt. Tôi đã chứng kiến không ít bi kịch của chị em phụ nữ Việt Nam khi vướng phải những anh Tây sống đời tạm bợ. Tóm lại, vấn đề không phải là chồng Tây hay chồng Ta mà vấn đề là ở chỗ, bạn có thực sự gặp đúng người phù hợp để xây dựng hôn nhân cùng hay không. 

nhiều người lầm tưởng lấy chồng tây đương nhiên sung sướng
Thanh Lưu hiện đang có một cuộc sống gia đình viên mãn bên chồng con

Để có được một người chồng nước ngoài hoàn hảo như hiện giờ, cô gái được nhắc đến ở trên cho rằng cô ấy xứng đáng có được điều đó vì đã không ngừng trau dồi kiến thức và ngoại ngữ, tự thân vận động. Còn chị thì sao, chị có cho rằng lấy một người chồng nước ngoài không đơn giản như mọi người tưởng tượng?

- Bạn làm tôi tò mò về cô gái đó quá, vì tôi không tin có ai hoàn hảo. Tôi hay nghĩ mọi chuyện đơn giản nên không hưởng ứng lắm nếu ai đó nói với tôi rằng chuyện nọ chuyện kia là “không đơn giản”. Đương nhiên, khi lấy chồng ngoại quốc, bạn phải học cách thích nghi với người chồng khác màu da, giọng nói, thích nghi với môi trường văn hoá mới, học cách xây dựng cuộc hôn nhân dị chủng của mình sao cho hoà hợp nhất. Nhưng những chuyện đó sẽ không quá phức tạp nếu bạn có tình yêu. 

Tôi nhìn nhận những điều được cho là không dễ dàng trong cuộc hôn nhân mang màu sắc dị biệt của mình như những cơ hội để tôi tự trau dồi bản thân, khám phá những giới hạn và khả năng của chính mình. Nghĩ vậy, mọi thứ lại thành ra đơn giản, vì lúc nào tôi cũng tràn đầy cảm hứng sống và học hỏi. 

Chị có thể kể ra một vài lý do để mọi người thôi không "thần tượng hóa" việc yêu và cưới một anh chồng ngoại quốc?

- Lí do thì nhiều chứ! Ví dụ: nếu anh chồng ngoại quốc không rành tiếng Việt thì mình có nguy cơ lãnh nhận phần thua mỗi lần có cãi vã. (Cười) Nói đùa vậy thôi, nhưng thực ra thì khác biệt văn hoá, khác biệt ngôn ngữ vẫn là một rào cản lớn cho các cặp đôi dị chủng. Tôi biết có những cặp vợ chồng Tây mà mỗi bữa cơm, chị vợ phải nấu cả đồ Việt lẫn đồ Tây vì anh chồng Tây chịu không ăn được đồ Việt, còn chị vợ thì chịu không ăn nổi đồ Tây. Bạn đừng nghĩ chuyện bữa ăn là chuyện nhỏ nhặt hàng ngày, không tính, bởi lẽ nghĩ cho cùng, đời sống hôn nhân bắt đầu từ những chung đụng nhỏ nhặt nhất như thế đó. 

Có khi nào chị ngẫm nghĩ về trường hợp: nếu không yêu và cưới người chồng hiện tại mà là một anh chàng Việt chính hiệu thì cuộc sống của chị sẽ thế nào nhỉ?

- Thì chắc tôi đang vui sống đời sống của một bà vợ có chồng là người Việt chính hiệu, sung sướng được nói đùa một cách sâu cay mà không phải nhìn thấy cái mặt nghệt ra khó hiểu của anh chồng tuy giỏi tiếng Việt nhưng vẫn lắm lúc bó tay trước sự lắt léo của ngôn từ. Mà có lẽ, tôi cũng đang đăng đàn than thở về đàn ông Việt và mơ lấy chồng Tây, vì hình như đó cũng là một thú vui mới của phụ nữ nhà mình. 

Trên trang cá nhân, nhiều chị em phải ghen tị về những tin nhắn, sự quan tâm của mẹ chồng mà chị thường chia sẻ. Làm thế nào để một cô con dâu không cùng quốc tịch, khác biệt ngôn ngữ lại có thể được lòng mẹ chồng như vậy, thưa chị?

Tôi rất ngại khi mọi người cứ hỏi những câu hỏi mang ý vị bí quyết, vì sự thực là tôi chẳng có bí quyết nào cả. Cái gì đi từ trái tim sẽ đến trái tim thôi. Yêu thương chân thành, luôn sẵn sàng mở lòng đón nhận thì bạn sẽ được hồi đáp thôi. Tất nhiên, tôi vẫn luôn nghĩ rằng mẹ chồng tôi là một người vô cùng đặc biệt và tôi quá may mắn được về làm dâu của bà. Và tôi cũng tin rằng có rất nhiều bà mẹ chồng khác cũng như mẹ chồng tôi, những bà mẹ chồng mang quốc tịch Việt Nam. 

nhiều người lầm tưởng lấy chồng tây đương nhiên sung sướng
Thanh Lưu và người chồng Mỹ

Cho đến nay, chị thấy chị được và mất điều gì từ cuộc hôn nhân của mình?

- Cho đến khi bạn hỏi, tôi chưa bao giờ nghĩ về chuyện được và mất. Đời sống chảy trôi quá vội với rất nhiều niềm vui, cớ sao tôi lại phải ngồi đong đếm được và mất? Nếu phải đối diện với câu hỏi được mất, tôi tin rằng đời tôi luôn được, vì ngay cả trong những mất mát, tôi cũng nhặt nhạnh được cái gì đó cho riêng mình, để sống tiếp những ngày không nguôi cạn cảm hứng. 

Chị dự định sẽ dành những gì hay nuôi dạy hai con ra sao để chúng được hưởng trọn vẹn tình yêu và văn hóa của quê hương bố và mẹ?

- Tôi đang đau đầu với việc dạy tiếng Việt cho hai con, vì bọn trẻ sống và đi học chủ yếu ở Mỹ nên việc nói tiếng Việt rất hạn chế. Dù vô cùng muốn con sẽ nói tiếng Việt, nhưng tôi cũng không muốn bọn trẻ cảm thấy bị áp lực, bị bắt ép phải là người Việt Nam, phải nói tiếng Việt. Tôi và chồng thống nhất với nhau rằng, trước hết, chúng tôi phải truyền cho các con tình yêu Việt Nam thông qua những yêu thương cụ thể, yêu gia đình, họ hàng bên ngoại, có những mối liên hệ tinh thần khăng khít với Việt Nam. Khi sợi dây tinh thần đã được kết nối, bọn trẻ sẽ tự có nhu cầu học về quê hương Việt Nam. Viết những cuốn sách bằng tiếng Việt cũng là một cách để tôi truyền cảm hứng và tình yêu Việt Nam cho các con. 

Nói cho cùng, quê hương nào cũng bắt nguồn từ tình yêu cụ thể, gần gũi. Thế nên việc quan trọng nhất trong những năm đầu đời của con theo tôi vẫn là kết nối tình cảm, tinh thần với những người quan trọng trong đời các con, từ đó, xây dựng tình yêu với cả hai xứ sở quê hương của các con.  

Cuốn sách mới của chị: Nhật ký Cà Kiu có được coi là một trong những kết quả từ cuộc hôn nhân hạnh phúc và viên mãn của chị? Chị tâm đắc nhất điều gì khi viết cuốn sách này?

- Cuốn Nhật kí Cà Kiu thực ra là tập hợp những ghi chép ngắn về Cà Kiu và Rau Muống – hai đứa nhóc nhà tôi từ khi chúng mới lọt lòng. May mắn thay, những mẩu chuyện nhỏ đã nhận được nhiều đồng điệu từ những bậc phụ huynh khác và có cơ duyên trở thành một cuốn sách. Thế nên, nếu nói Nhật kí Cà Kiu là một trong những kết quả từ cuộc hôn nhân của tôi cũng không sai. 

Là một “bà mẹ viết”, tôi có thêm cái hạnh phúc được trải nghiệm cùng con những nhận thức ban sơ về cuộc đời bằng sự viết. Tôi nhìn cách bọn trẻ nhận thức về cuộc sống và vỡ lẽ ra rằng trẻ con rất nhiều khi thông thái hơn người lớn, bởi trí tuệ của chúng là trí tuệ hồn nhiên. Điều tâm đắc nhất của tôi khi viết cuốn sách này có lẽ là qua mỗi câu chuyện được viết ra bởi giọng của Cà Kiu – con gái tôi, tôi có thêm một cơ hội nhìn ngắm cuộc đời qua lăng kính trẻ thơ, như tôi có viết ở phần bìa cuốn sách: “Viết cho con trẻ mà cũng là viết cho mình. Nhìn con học lớn là cũng là tự học lại về cuộc đời qua đôi mắt trong trẻo của con…”

Nhiều độc giả nhận xét: nội dung cuốn Nhật ký Cà Kiu dường như vẫn chưa thấm tháp vào đâu so với những câu chuyện nho nhỏ chị thường chia sẻ trên facebook. So với thời của "Làm dâu xứ lạ", cách viết của chị cũng thay đổi khá nhiều. Sự thay đổi này là do đâu mà có, thưa chị?

- Cuốn Làm dâu nước Mỹ được viết dưới dạng tự truyện, còn cuốn Nhật kí Cà Kiu viết dưới dạng nhật kí, với hai giọng khác nhau, nhắm đến hai đối tượng khác nhau nên đương nhiên khác nhau. Thực sự, khởi nguyên của cả hai cuốn sách đều là những ghi chép thường nhật mà tôi duy trì trong suốt nhiều năm trước và sau hôn nhân. Cho nên nói là thay đổi lối viết thì không phải mà đúng ra là lựa chọn hai cách viết khác nhau cho phù hợp với điều muốn truyền tải thì đúng hơn. 

Một cuốn sách dành cho trẻ con và những bậc phụ huynh muốn hiểu bọn trẻ, tôi nghĩ tốt nhất nên được viết bằng giọng của trẻ con. Cũng chính vì nhắm đến đối tượng là các bạn nhỏ và các bậc phụ huynh bận rộn nên nhà xuất bản và tác giả cùng thống nhất là dung lượng của cuốn sách chỉ nên gói gọn trong 150 trang. Tôi vui vì độc giả “than phiền” đọc sách chưa đã, chưa thấm và họ tiếp tục “đòi hỏi” được đọc thêm. 

Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!

nhiều người lầm tưởng lấy chồng tây đương nhiên sung sướng
Hai bé con lai của Thanh Lưu và chồng sở hữu nhiều nét đẹp của bố mẹ.

nhiều người lầm tưởng lấy chồng tây đương nhiên sung sướng

nhiều người lầm tưởng lấy chồng tây đương nhiên sung sướng
Lưu tự nhận mình là một "người mẹ viết" để lưu giữ kỷ niệm bên con

nhiều người lầm tưởng lấy chồng tây đương nhiên sung sướng

nhiều người lầm tưởng lấy chồng tây đương nhiên sung sướng

nhiều người lầm tưởng lấy chồng tây đương nhiên sung sướng

nhiều người lầm tưởng lấy chồng tây đương nhiên sung sướng

nhiều người lầm tưởng lấy chồng tây đương nhiên sung sướng
Lưu hạnh phúc với cuộc sống tròn đầy bên chồng
beforeAfter('.before-after');
.tacgia, .tacgia a {color: #999;font-weight: normal;padding-top: 10px;display: inline-block;}.tacgia .pencil{padding-right: 18px;height: 14px;background-position: -57px 0;display: inline;margin-right: 5px;background-image: url('http://kenh143.vcmedia.vn/skin/icons.png');background-repeat: no-repeat;}  Theo Thu Hương / Trí Thức Trẻ

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Đi xe SH mới là đẳng cấp

"Trên thế giới chẳng còn nước nào quan tâm đến xe hai bánh, nó chỉ được coi là phương tiện 'thể thao nguy hiểm'. Ở ta vẫn quan trọng hóa vấn đề, rằng nó thể hiện đẳng cấp của người đi, thật...

Xem thêm  

10 status ấn tượng trong tuần trên Facebook

'Già rồi hãy sống và làm những điều mình yêu thích, đơn giản vì mình không còn nhiều thời gian', Kỳ Duyên viết. Status số 1 "Người đàn ông mang đến hoa hồng chỉ để vui chứ không nên quá coi trọng....

Xem thêm