Những miếng đất hẹp khiến cho việc xây dựng trở nên rất khó khăn, thậm chí là không thể. Thế nhưng người Nhật Bản thực sự là những chuyên gia trong việc xử lý mọi không gian nhỏ bé. Các bề mặt chật hẹp không hề là vấn đề to tát gì đối với họ.
Ngôi nhà này là một ví dụ điển hình. Nó tọa lạc trên một miếng đất có chiều rộng là 3.96 mét và chiều sâu tới tận 35.05 mét. Văn phòng kiến trúc FORM/Kouichi Kimura đã đưa ra phương án thiết kế hoàn hảo cho nó: hình dáng dài, và kiểu dáng đẹp với nét quyến rũ hiện đại.
Nếu bạn sở hữu một miếng đất hẹp về chiều rộng nhưng "vô tận" về chiều dài thì chắc chắn không thể bỏ qua việc thảm khảo thiết kế của ngôi nhà này.
Ngôi nhà có một diện mạo tối giản và được bao quanh bởi khá nhiều những ngôi nhà thông thường khiến nó nổi bật hơn so phần còn lại. Ngôi nhà có những bức tường bê-tông và "một cây cầu trên không" là một tính năng khá độc và khác lạ. Những khung cửa sổ được bố trí một cách chiến lược để ánh sáng có thể tới được mọi khu vực trong nhà.
Thực tế, chiều dài miếng đất gấp 4 lần chiều rộng nên các KTS đã chọn phương án thiết kế hình khối đơn giản, hiện đại.
Tuy chỉ cao 2 tầng nhưng phần mặt tiền và mặt hậu của ngôi nhà được đổ bê-tông cao hơn so với trần để tạo sự hài hòa về kích thước cho ngôi nhà.
Mặt hậu của ngôi nhà sử dụng cửa kính rộng đón sáng.
Mặt tiền bê-tông được thiết kế cao vượt phần mái nhà giúp ngôi nhà trông cao hơn. Phần ngoại thất sử dụng chất liệu bê-tông duy trì một cái nhìn tối giản. Lối vào sử dung cửa kính mờ.
Hành lang nhỏ chạy dọc thân nhà.
Để giữ nguyên kết cấu diện mạo tối giản bên ngoài và đón đủ ánh sáng cho ngôi nhà, các ô cửa sổ được bố trí đặc biệt hơn.
Phòng khách thoáng và sáng.
Phòng bếp và phòng ăn liền kề.
Đồ nội thất đều có đường nét tối giản, tránh tạo sự rườm rà, rối mắt vì không gian vốn dĩ đã rất hẹp.
Bên trong, cách bố trí được thiết lập phù hợp với hình dạng của miếng đất. Một hành lang dài được thiết kế chạy dọc không gian tầng 1, có một số không gian sinh hoạt được sắp xếp tại đây.
Một khu vực trang trí với hệ tủ kín đáo phía trên, phải thật để ý chúng ta mới nhận ra.
Toàn bộ không gian tầng 1.
Rèm được sử dụng thay thế cửa cho các không gian riêng tư như phòng ngủ vì tính linh hoạt. Khi không sử dụng đến có thể kéo gọn lại, tiết giảm được cảm giác gò bó cho những khu vực nhỏ.
Chính những bức tường bê-tông và trần nhà cao mang lại cho không gian nội thất vẻ đẹp công nghiệp, hiện đại. Nhằm tiết kiệm tối đa không gian, các kiến trúc sư đã sử dụng một vài bức tường bên trong và đã thiết kế ngôi nhà giống như một phòng trưng bày với cảm giác rất cởi mở và rộng rãi.
Hệ thống ánh sáng hài hòa, tinh tế cũng là điểm cộng của ngôi nhà.
Hành lang trông thật lung linh vào buổi tối nhờ sự mờ ảo của ánh đèn tím và những tấm rèm mỏng manh.
Mời các bạn xem thêm thiết kế nội thất thông minh cho nhà chật:
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet