Nội dung
Những người cao tuổi vùng này nhớ lại rằng con ốc gạo đã có mặt ở xứ sở này từ những năm 1950 – 1960, khi cồn Phú Đa vừa nhú lên khỏi mặt sông. Thời đó, con người nơi đây còn vất vả, gạo không đủ ăn. Con ốc gạo xuất hiện nơi này như là quà tặng quý báu của trời đất dành cho người dân cần cù lam lũ. Người dân cào ốc chế biến những món ăn quê ngon miệng, dùng để đãi khách, hoặc ra chợ đổi gạo ăn, nên gọi tên con ốc này là ốc gạo.
Ngon lạ lùng ốc gạo phú đa

Hàng năm người dân thu hoạch khoảng 24 – 34 tấn ốc gạo. Ảnh: Người dân đang cào ốc gạo trên sông Cổ Chiên

Ngon lạ lùng ốc gạo phú đa
Ốc gạo Phú Đa con nhỏ nhưng thịt béo, giòn, ăn rất ngon. 

Ốc gạo xứ này sống ở đáy sông, ăn phù sa nên thơm mùi phù sa và béo ngậy. Vỏ ốc xanh mỏng, bên trong thịt đầy và trắng thơm. Con ốc tuy nhỏ nhưng thơm béo, giòn giòn, đã ăn rồi thì không dừng lại được.

Năm 1965, ốc gạo sinh sôi nhiều vô kể. Do không hiểu hết cách bảo tồn, phát triển, người dân khai thác tùy tiện, hủy hoại môi trường sống của loài sản vật này nên con ốc gạo đột nhiên giận, rời cồn Phú Đa và bỏ đi. Tuy vậy, may mắn làm sao, một vài năm sau đó, con ốc gạo nhớ xứ sở xưa nên lại tìm đường quay về, tiếp tục sinh sôi phát triển ở vùng này. Chính quyền địa phương đã nhanh chóng phối hợp với người dân đưa ra nhiều biện pháp giữ gìn, bảo vệ môi trường cho con ốc phát triển, và tạo nên thương hiệu ốc gạo Phú Đa cho đến hôm nay.
Ngon lạ lùng ốc gạo phú đa
 Món bánh xèo nhân ốc gạo
Ngon lạ lùng ốc gạo phú đa

Món ốc gạo luộc xả chấm nước mắm xả ớt.

Ngon lạ lùng ốc gạo phú đa
Món gỏi cuốn ốc gạo. 

Con ốc gạo ngon nhất là vào tháng 5. Lúc đó, ốc gạo béo tròn, thịt đầy đặn, ăn đến đâu thấm đầu lưỡi đến đấy, ngon không cưỡng được. Ngoài luộc xả chấm mấm gừng là cách ăn giản dị thông thường nhất, người Vĩnh Bình còn chế biến bánh xèo nhân ốc gạo, hay gỏi cuốn ốc gạo, gỏi ốc gạo.. ăn ngon không thể nào quên..

Tháng 5, khi những cơn mưa mát lành bắt đầu tưới mát vườn cây, ruộng đồng, là lúc cây trái vùng Chợ Lách nhiều và tươi ngon vô kể. Làm một chuyến đi ngắn ngày đến xứ này, ăn trái cây tươi, ngồi bên mé sông khều con ốc gạo chấm với mắm gừng cay cay nơi đầu lưỡi, nghe mấy điệu đờn ca tài tử, hưởng gió sông thổi lên mát rượi, chính là lúc tìm về cảm giác thư thái, yên bình của chốn miệt vườn không dễ gì quên..

Bài và ảnh: Huỳnh Thu Dung

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Phở cuốn làng Ngũ Xã

Cũng thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng không phải thái sợi bánh nhỏ ra chan với nước dùng mà để miếng vuông cuốn lại như nem. Người từ nơi xa đến biết tiếng phở cuốn thế nào cũng phải ghé qua nếm thử.

Xem thêm  

Quán cuối tuần: Chả cá Hà Nội

Quán khá ấn tượng với bảng hiệu làm từ tấm gỗ hình một con cá. Nội thất được trang trí với những bức tranh sơn dầu phố phường Hà Nội. Thực khách đến đây còn được nghe văng vẳng giai điệu ả đào.

Xem thêm  

8 món hủ tiếu hấp dẫn của Sài Gòn

Hủ tiếu bột lọc, hủ tiếu cá, hủ tiếu sườn, hủ tiếu hồ... là những biến tấu khác nhau của hủ tiếu mê hoặc thực khách. Hủ tiếu cá ​ Hủ tiếu cá hấp dẫn thực khách với những cọng bánh...

Xem thêm  

Làng mứt Bình Dương rộn ràng tết sớm

Từ tháng 9 khắp xóm ngõ dường như đã rộn ràng không khí đón Tết. Điều đó không có nghĩa là người dân ở Bình Nhâm, huyện Thuận An, Bình Dương, ăn Tết sớm hơn các vùng trong cả nước. Chỉ bởi...

Xem thêm  

Trám - đặc sản dân dã

Trám có vào mùa cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trám có thể nhồi thịt, kho cá hoặc đem om cũng vẫn giữ vị bùi, béo. Bát cơm gạo mới trắng tinh có mấy miếng trám đen kho cá là cả một bữa tiệc đồng quê.

Xem thêm  

Những món ăn ngon ở Tân Định

Ở Sài Gòn, muốn thưởng thức các món ăn ngon như bánh canh bò viên, cháo sườn non, các món ăn Huế, mì xào giòn hay là các món ăn miền tây thì các bạn nên ghé khu Tân Định, nới đây như một phố ẩm...

Xem thêm  

Đến Ninh Bình chỉ để ăn dê núi

Từ lâu Ninh Bình đã nổi tiếng bới món dê núi, du khách đến đây mà không thưởng thức món này là y như chưa từng ghé đến Ninh Bình. Và nhiều người có khi đến đây cũng chỉ để thưởng thức món...

Xem thêm  

Tứ xứ bánh canh

Bánh canh được làm chủ yếu từ bột gạo, một số nơi ở miền nam có thêm bánh canh làm bằng bột lọc. Tại Huế có hai loại là bánh canh Nam Phổ và bánh canh cá tràu, tức cá lóc. Cách làm sợi bánh cũng như nước dùng của hai loại này khác nhau nhiều.

Xem thêm