Nội dung

Cá tầm là một loại cá có giá trị kinh tế cao, chỉ thích hợp sống trong nguồn nước lạnh, đã được đem đến nuôi ở Sapa lần đầu tiên vào năm 2005. Nhiều  người chuyên nuôi trồng về thủy sản những năm 2005 phát hiện Sapa có nguồn nước lạnh rất dồi dào, dòng nước chảy mạnh và sạch, nên đã đem cá tầm đến đây nuôi trồng thử, và ngay bước đầu đã đạt được những thành công ngoài mong đợi. Chính vì vậy, sau đó không lâu, nghề nuôi cá tầm đã nhanh chóng phát triển mạnh ở đây. Hiện nay có khoảng 30 cơ sở nuôi cá tầm ở Sapa trên 1,7 ha diện tích mặt nước dùng để nuôi cá. Người dân Sapa đã chặn lại những dòng suối lạnh để khoanh vùng nuôi cá này.

Lên vùng cao thưởng thức lẩu cá tầm sapa
 
Lên vùng cao thưởng thức lẩu cá tầm sapa
 
Cá tầm Sapa được nuôi trong nguồn nước lạnh thích hợp, lại có dòng chảy mạnh nên thịt cá rất săn chắc, thớ thịt săn, không có mỡ, thịt cá sạch, ăn rất lành. Cá này dùng để nấu lẩu là phù hợp nhất, bởi cho ra nước dùng rất ngọt, đậm đà hương vị. Rau ăn kèm nồi lẩu ngon tuyệt này thường được người Sapa chọn loại rau rừng, rau dại mọc quanh bản làng, ngoài nương rẫy, sau vườn nhà như rau cải mèo, đọt su hào, bắp sú, củ su su còn non xanh xắt miếng, vài loại nấm rừng.. Thêm một đĩa đậu hũ cho nồi lẩu càng ngon ngọt.
Bên cạnh nồi lẩu cá tầm Sapa, người ta còn bày thêm đĩa ngô bản chiên giòn, hoặc đĩa khoai bản hấp, nướng.. ngọt lịm, đĩa su su luộc còn xanh chấm với muối mè, nhâm nhi trong lúc chờ lẩu sôi, mới thấy niềm vui trong những chuyến khám phá còn đến từ những món ngon của xứ sở nơi ta dừng chân đến và yêu mến.
Lên vùng cao thưởng thức lẩu cá tầm sapa
 

Trời Sapa bốn mùa cứ về chiều là se lạnh. Vào mùa Đông đêm xuống sương mù giăng khắp nơi. Khi ấy, được ngồi quây quần bên nồi lẩu cá tầm Sapa bốc khói nghi ngút, gắp từng đũa rau xanh ngát màu núi rừng nhúng vào nồi lẩu, gắp từng lát cá thật tươi nhúng qua cho vừa chín tới rồi ăn kèm với bún hoặc cơm, vừa ăn vừa râm ran trò chuyện. Và chuyến đi khám phá Sapa – Lào Cai vốn đã thú vị dường như lại càng tuyệt vời hơn.

Bài và ảnh: Huỳnh Thu Dung


Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Phở cuốn làng Ngũ Xã

Cũng thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng không phải thái sợi bánh nhỏ ra chan với nước dùng mà để miếng vuông cuốn lại như nem. Người từ nơi xa đến biết tiếng phở cuốn thế nào cũng phải ghé qua nếm thử.

Xem thêm  

Quán cuối tuần: Chả cá Hà Nội

Quán khá ấn tượng với bảng hiệu làm từ tấm gỗ hình một con cá. Nội thất được trang trí với những bức tranh sơn dầu phố phường Hà Nội. Thực khách đến đây còn được nghe văng vẳng giai điệu ả đào.

Xem thêm  

8 món hủ tiếu hấp dẫn của Sài Gòn

Hủ tiếu bột lọc, hủ tiếu cá, hủ tiếu sườn, hủ tiếu hồ... là những biến tấu khác nhau của hủ tiếu mê hoặc thực khách. Hủ tiếu cá ​ Hủ tiếu cá hấp dẫn thực khách với những cọng bánh...

Xem thêm  

Làng mứt Bình Dương rộn ràng tết sớm

Từ tháng 9 khắp xóm ngõ dường như đã rộn ràng không khí đón Tết. Điều đó không có nghĩa là người dân ở Bình Nhâm, huyện Thuận An, Bình Dương, ăn Tết sớm hơn các vùng trong cả nước. Chỉ bởi...

Xem thêm  

Trám - đặc sản dân dã

Trám có vào mùa cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trám có thể nhồi thịt, kho cá hoặc đem om cũng vẫn giữ vị bùi, béo. Bát cơm gạo mới trắng tinh có mấy miếng trám đen kho cá là cả một bữa tiệc đồng quê.

Xem thêm  

Những món ăn ngon ở Tân Định

Ở Sài Gòn, muốn thưởng thức các món ăn ngon như bánh canh bò viên, cháo sườn non, các món ăn Huế, mì xào giòn hay là các món ăn miền tây thì các bạn nên ghé khu Tân Định, nới đây như một phố ẩm...

Xem thêm  

Đến Ninh Bình chỉ để ăn dê núi

Từ lâu Ninh Bình đã nổi tiếng bới món dê núi, du khách đến đây mà không thưởng thức món này là y như chưa từng ghé đến Ninh Bình. Và nhiều người có khi đến đây cũng chỉ để thưởng thức món...

Xem thêm  

Tứ xứ bánh canh

Bánh canh được làm chủ yếu từ bột gạo, một số nơi ở miền nam có thêm bánh canh làm bằng bột lọc. Tại Huế có hai loại là bánh canh Nam Phổ và bánh canh cá tràu, tức cá lóc. Cách làm sợi bánh cũng như nước dùng của hai loại này khác nhau nhiều.

Xem thêm