Bánh cưới được xem như “chứng nhân ngọt ngào” của tình yêu đôi lứa. Không chỉ là vật phẩm trang trí, nó còn là biểu tượng của sự sang trọng, thanh lịch, ước mơ về một tương lai, tràn trề sự ngọt ngào của hạnh phúc no ấm.
Từ thời kỳ La Mã cổ đại, hình mẫu nguyên sơ của những chiếc bánh cưới bắt đầu xuất hiện qua những chiếc bánh mỳ được làm bằng lúa mạch đặt lên đầu cô dâu. Vào thời đó, người ta tin rằng nếu làm càng nhiều chiếc bánh nhỏ bằng lúa mỳ trong ngày cưới thì cặp vợ chồng đó sẽ sinh được càng nhiều con cái. Sau đó, trải qua thời gian, vào thời kỳ Trung đại, những chiếc bánh mỳ được người Anh thay thế bánh những chiếc bánh ngọt có nhân nho hoặc hạnh nhân nhỏ xinh. Nhưng thay vì đặt bánh trước, các vị khách mời của đám cưới phải tự làm những trước bánh đó và mang tặng cho cô dâu chú rể.
Nhưng bánh cưới bắt đầu thực sự được định hình vào thế kỷ XIX. Khi một người đầu bếp Pháp, với ý tưởng mô phỏng tháp chuông của thánh đường St. Bride’s Church ở London, đã lần đầu tiên tạo nên chiếc bánh cưới có nhiều tầng . Từ đây, những chiếc bánh cưới bắt đầu được làm theo hình ảnh tháp chuông nhà thờ, với chiều cao tối thiểu là 3 tầng bánh. Cùng với ý nghĩa tượng trưng cho sự trong trắng, thuần khiết thì màu trắng trở thành màu sắc tiêu biểu của bánh cưới.
Bánh cưới truyền thống thường có nhiều tầng, hình tròn hoặc vuông, với hình trang trí đỉnh bánh là tượng cô dâu chú rể hoặc hoa hay chút biến tấu với hoa lá xen giữa các tầng bánh được sắp xếp khéo léo nhằm tăng thêm nét lãng mạn trong ngày trọng đại của đôi uyên ương.
Những năm gần đây, bánh cưới ở Châu Âu bắt đầu thịnh hành theo xu hướng phục vụ những chiếc bánh Cupcake hay bánh Macaron. Với sự đa dạng về kiểu dáng, mùi vị và cách bày trí, đây chính là nét táo bạo và mới mẻ cho đám cưới của những cặp đôi yêu sự trẻ trung.
Bánh cưới dù được làm bởi người làm bánh chuyên hay không chuyên, cũng vượt qua cách nghĩ và cách cảm về một loại đồ ăn thông thường. Làm bánh là một nghệ thuật và người làm bánh là một người nghệ sĩ, nó thể hiện sự độc đáo, ước mơ và mong mỏi những điều tốt lành đến những người thưởng thức. Để làm được một chiếc bánh cưới, tỉ mỉ và khéo léo thôi chưa đủ, người làm bánh cần nhất là “cái tâm”, sự sâu sắc để thấu hiểu điều cô dâu chú rể muốn, cái họ cần và thông điệp họ muốn truyền tải.
Tuỳ vào phong cách và sở thích của cô dâu, chú rể mà bánh cưới được chia ra làm nhiều loại. Cùng điểm qua một số loại bánh cưới độc đáo nhé:
Bánh cưới ánh kim: mang đến vẻ sang trọng cho đám cưới, nếu kết hợp cùng hoa tươi, trang sức hay đá quý chiếc bánh sẽ không chỉ sang trọng mà còn trẻ trung hơn.
Bánh cưới sử dụng cốt thô: dù là bánh thường hay bánh cưới thì đều được tạo ra từ lớp bánh hay lớp kem bao phủ bên ngoài. Nhưng đối với những cặp đôi yêu thích sự tự nhiên thì một chiếc bánh chỉ sử dụng cốt, không hề có kem sẽ là lựa chọn phù hợp đó!
Bánh cưới trắng cổ điển :Những chi tiết cổ điển luôn được yêu thích và hiếm khi bị coi là lỗi mốt. Màu trắng lại càng phù hợp với không khí đám cưới, không tạo cảm giác đơn điệu mà ngược lại nó tạo tạo ra cảm giác đồng điệu cho trang trí. Với chiếc bánh cưới màu trắng, bạn có thể thoải mái kết hợp kiểu dáng từ ngũ giác, hình vuông hay kết hợp các tầng vuông và tròn trên cùng một chiếc bánh.
Bánh cưới ren: đây là kiểu trang trí cho những cặp đôi yêu sự lãng mạn. Bánh có thể trang trí bằng vải ren thật hoặc hoạ tiết ren bằng fondant tỉ mỉ và tinh tế. Mấu chốt và cũng là điểm nhấn của chiếc bánh là màu sắc, nhấn nhá chút màu sáng và màu tương phản chính là bí quyết để chiếc bánh trông thật nổi bật đó.
Bánh cưới lấy cảm hứng từ thiên nhiên:Xu hướng rustic, tự nhiên ngày càng được cô dâu chú rể ưa chuộng. Vì vậy bánh cưới cũng lấy cảm hứng từ phong cách này. Cách thể hiện rõ sự tự nhiên là bánh được điểm xuyết với cây cỏ mềm mại. Một cách sáng tạo, ấn tượng để làm nên chiếc bánh tự nhiên là đặt bánh trắng trên chiếc đế màu nâu ấm áp.
Bánh cưới hoạ tiết hình học : Những họa tiết như lục giác, ô vuông, zigzag, oval... sẽ trở thành chi tiết trang trí bắt mắt trên nền chiếc bánh cưới tròn mềm mại. Đây là kiểu bánh lạ, hợp với đám cưới hiện đại, cá tính.
Bánh cưới hoa hồng: Nếu bánh cưới hình học amng sự cứng cáp, ấn tượng thì bánh cưới hoa hồng lại mang vẻ lãng mạn và nhe nhàng. Vì loại bánh này khá cầu kỳ, cặp đôi nên tối giản những chi tiết không cần thiết và tránh sử dụng hoa nhỏ dễ gây rối mắt.
Bánh cưới màu Ombre:màu Ombre hay còn gọi là tông màu đổ. Với cách kết hợp màu sắc từ đậm đến nhạt, chiếc bánh mang âm hưởng đương dại, cầu kỳ song không kiểu cách, ấn tượng mà không màu mè. Từ việc kết hợp tông mày và sắc thái, mang lại cho người thưởng thức những âm hưởng thật thú vị.
Nhìn chung, một chiếc bánh cưới có thể kết hợp nhiều loại phong cách khác nhau để tạo nên cá tính riêng của từng người cũng như thể hiện được tinh thần của bữa tiệc. Hãy chọn cho mình một phong cách phù hợp nhé!
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet