Lúc chúng tôi chuẩn bị rời ngôi nhà cổ, đã gần 5 giờ chiều và bên ngoài trời vẫn lất phất mưa. Thế mà, vẫn có một đoàn hơn 20 khách nước ngoài ghé vào. Họ vừa chăm chú lắng nghe, vừa săm soi từng món đồ, từng hoa văn của căn nhà...
Đã hết giờ tham quan, hướng dẫn viên hối thúc mọi người lên xe nhưng nhiều người vẫn cố nấn ná để chụp những tấm ảnh, để quan sát từng chi tiết bên trong lẫn bên ngoài ngôi nhà.'
Nhà toàn gỗ quý.
Câu chuyện của căn nhà cổ gần 140 năm này không chỉ là chuyện kể của một căn nhà. Chúng gắn liền với câu chuyện của người chủ đầu tiên, cái cách mà người ta tạo dựng nó, câu chuyện của từng món đồ, xuất xứ của chúng, giá trị của chúng...
Bên cạnh đó còn là câu chuyện mà có lẽ bây giờ là thực, nhưng mai sau chúng sẽ được thêu dệt thêm cho có vẻ ly kỳ huyền bí. Như câu chuyện chủ nhân căn nhà mua cặp ngà voi dài nhất Việt Nam cũng như quá trình lưu lạc của nó. Câu chuyện của người thợ xây khi nhận thầu xây căn nhà đã phải dè dặt vì sợ ảnh hưởng đến sự tồn vong, nghèo giàu của mình sau này.
Rồi đằng sau đó nữa, là cả một văn hoá của vùng sông nước từ chuyện ẩm thực, chuyện lễ nghi...
Tất cả đều là những điều hoàn toàn có thể khai thác để cho cuộc tham quan trở nên hoàn hảo hơn, đầy đủ hơn của du khách. Thế nhưng, thật đáng tiếc, những điều nói trên chỉ được lược giải qua loa bởi những hướng dẫn viên không đủ thời gian. Và đối với những người tự tìm đến căn nhà này thì câu chuyện lại chỉ được truyền tải bởi một người phụ nữ (hậu nhân của chủ nhà) già yếu.
Nên chăng, ở mỗi đồ vật của ngôi nhà, ở mỗi chi tiết thú vị cần có một chiếc bảng nhỏ ghi những điều cần thiết. Hay tốt hơn nữa những người làm du lịch ở đây nên in một tập sách hay tài liệu tham khảo để bán cho mọi người đến thăm.
Giá trị của những món đồ ở đây là vô giá.
Những chạm trổ tinh xảo, cầu kỳ.
Những món đồ quý giá bên trong ngôi nhà.
Nhà xây theo kiểu Pháp đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn.
Mặt tiền ngôi nhà với hai lối đi cầu thang hình cánh cung.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet