Nên để lốp mềm hay cứng? tầm quan trọng của áp suất lốp.
Áp suất không khí nén lại bên trong lốp xe được gọi là áp suất lốp, với đơn vị đo áp suất lốp xe phổ biến nhất hiện nay là 1 Kg/cm2, PSI, KPa hay Bar. Trong đó:
- 1 Kg/cm2 = 14,2 PSI
- 1 PSI (Pound per square inch) = 6,895 KPa.
- 1 KPa = 0,01 Bar.
Một điều nữa là áp suất thấp sẽ giúp chiếc xe tăng độ bám hơn mức bình thường trong khi chạy dưới mưa, tránh tình trạng bị trơn trượt vì kém độ bám.
Nhược điểm: Nếu áp suất lốp quá thấp, sẽ gây ra độ hao mòn và hỏng lốp cao hơn mức bình thường, nhiệt độ lốp cũng sẽ tăng lên nhiều hơn và dễ gây ra hiện tượng phồng lốp. Còn khiến chiếc xe tốn nhiên liệu nhiều hơn trong quá trình vận hành, có khả năng gây hư hỏng mâm xe khi vô tình sụp ổ gà.
Nhược điểm: lốp xe áp suất quá cao sẽ tăng xung động từ mặt đất lên tay lái dễ gây ra hiện tượng đau nhức tay lái và toàn thân người lái trong quá trình chạy xe. Dưới điều kiện trời mưa sẽ khiến giảm đi hiệu quả bám đường của lốp xe và tăng khả năng trơn trượt, mất kiểm soát ở tốc độ cao.
Trên thực tế, trong quá trình sử dụng chiếc xe anh em cần lưu ý mục đích sử dụng và lời khuyên của nhà sản xuất lốp.
- Chỉ nên kiểm tra lốp khi lốp xe đã nguội
- Kiểm tra PSI được nhà sản xuất xe khuyến cáo
- Kiểm tra áp suất lốp bằng đồng hồ đo và thêm hoặc bớt khí phù hợp mục đích sử dụng
- Lặp lại các bước trên đều đặn 2 tuần / 1 lần. Kiểm tra áp suất lốp thường xuyên là cách tốt nhất để đảm bảo áp suất lốp xe của anh em không xuống quá cao / thấp so với PSI chuẩn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet