Theo đó, đề án được thực hiện với mục tiêu từng bước giảm tình trạng quá tải bệnh viện ở hai khu vực khám bệnh và điều trị nội trú; cơ bản khắc phục tình trạng nằm ghép giường vào năm 2015; phấn đấu từ năm 2020 trở đi không còn tình trạng quá tải bệnh viện.
Đề án yêu cầu giảm công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao (trên 120%) thuộc tuyến TW và các bệnh viện tuyến cuối của 2 thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh xuống dưới 100%.
Rất nhiều bệnh nhi phải dùng gầm giường của bệnh nhân khác làm giường bệnh
Để thực hiện được mục tiêu này, Đề án yêu cầu Bộ Y tế cần tập trung ưu tiên đầu tư các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối của Hà Nội và TPHCM đồng thời phát triển một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện làm bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện hạt nhân; phấn đấu mỗi chuyên khoa nêu trên có từ 15 bệnh viện, khoa vệ tinh trở lên. Nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh tại chỗ của các bệnh viện vệ tinh nhằm từng bước giảm số lượng người bệnh từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên tuyến trên.
Đề án cũng mong muốn không còn tình trạng một bác sĩ phải khám cả trăm bệnh nhân/ngày như hiện nay mà sẽ giảm xuống để đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh. Theo đó, đến năm 2015 đảm bảo mỗi bác sĩ khám bệnh không quá 50 người bệnh/ngày làm việc và đến năm 2020, mỗi bác sĩ trung bình mỗi ngày chỉ khám 35 người bệnh/ngày làm việc.
Ngoài ra, Bộ Y tế cần nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý của BV hiện có công suất sử dụng quá cao; cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp cân đối giường bệnh giữa các chuyên khoa trong bệnh viện để tăng giường bệnh cho các chuyên khoa đang có công suất sử dụng giường bệnh quá cao.
Bộ Y tế phải thực hiện việc luân phiên cán bộ chuyên môn từ tuyến trên về tuyến dưới để nâng cao chất lượng bệnh viện tuyến dưới và nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tăng cường điều trị ngoại trú để giảm số người điều trị nội trú, giảm số ngày điều trị nội trú trung bình hợp lý tại các bệnh viện quá tải...
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet