Theo phong tục văn hóa từ lâu đời, mỗi gia đình Việt đều có bàn thờ gia tiên để thờ cúng. Mỗi khi tới mùng 1, ngày rằm hay lễ Tết, ngày giỗ, gia chủ thường chuẩn bị vật phẩm dâng cúng lên bàn thờ để tỏ lòng thành kính, cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu bình an, khỏe mạnh, vạn sự hanh thông.
Nhưng đã là nơi linh thiêng thì gia chủ càng cần phải thận trọng, mọi việc động chạm đến bàn thờ cho dù là dọn dẹp hay bày lễ cúng,… đều cần có sự tính toán kỹ lưỡng. Vì vậy, ngày mùng 1 khi thắp hương gia chủ nên kiểm tra lại bàn thờ một lượt, nếu thấy trên bàn thờ có những thứ này thì nên bỏ ngay kẻo mất lộc, tổn hại phúc khí của gia đình.
1. Đồ giả
Người xưa cho rằng, bày đồ giả như hoa giả, quả giả, tiền giả,… lên bàn thờ sẽ mang tội bất kính với ông bà, tổ tiên. Bởi lẽ, bày đồ giả là thể hiện thái độ hời hợt, không thành tâm do những thứ này có thể để được lâu, ít phải lau dọn, đỡ tốn kém tiền bạc và công sức.
Hơn nữa, người xưa còn cho rằng, dùng đồ giả để thờ cúng thì người đã khuất sẽ không nhận được, khiến họ nghĩ con cháu đã lãng quên mình. Điều này có thể khiến gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình gặp nhiều bất trắc, khó khăn trong cuộc sống.
Cho nên, những đồ dâng lên bàn thờ tổ tiên cần phải “thật”, đẹp đẽ, trang nghiêm. Có như vậy thì tổ tiên mới phù hộ, con cháu mới nhận được phúc lộc, làm gì cũng thuận lợi hơn.
2. Giấy tiền vàng mã
Các chuyên gia phong thủy cho hay, giấy tiền vàng mã chỉ nên dâng cúng, khi cúng xong cần phải đem hóa vàng ngay thì ông bà mới nhận được. Còn nếu để quá lâu trên bàn thờ thì sẽ “hết thiêng”, cho dù có đốt đi thì người đã khuất cũng không nhận được. Điều này dễ khiến con đường tài lộc của gia chủ bị cản trở.
3. Chân hương vòng
Theo các nhà tâm linh, bát hương thể hiện cho cái đầu của gia chủ. Trong nhà, việc dùng que sắt làm chân hương vòng là điều không nên, vì tự tiện cắm chân hương vòng vào bát hương trên bàn thờ như vậy có thể khiến gia chủ đau đầu.
Nếu gia chủ muốn thắp hương vòng, bạn hãy đốt ở ngoài bát hương chẳng hạn như đặt trong đĩa. Cách này vừa không động đến bát hương, vừa dễ dàng làm sạch bàn thờ.
4. Cành vàng lá ngọc xin ở chùa về
Khi tới chùa, đền, không ít người sẽ hái những chồi non hay mua cành vàng lá ngọc mang về. Vì coi đấy là lộc nên họ sẽ đặt chúng lên bàn thờ để cầu sự phú quý, mong bề trên chứng dám cho tấm lòng của mình.
Tuy nhiên, đây là điều không nên vì bạn có chắc là những thứ cành vàng lá ngọc đó được bày bán ở nơi “sạch sẽ” không, từng được cất giữ như thế nào, có bị ô uế không? Mặt khác, khi đã dâng cúng ở chùa, những cành vàng lá ngọc này có thể đã có vong, đủ thứ bám vào rồi. Chính vì vậy, bạn không nên “xin lộc” cành vàng lá ngọc ở chùa, đền để về đặt lên bàn thờ.
5. Không nên thờ 3 họ trên bàn thờ
Bàn thờ chỉ nên thờ quan thần linh, thổ công, táo quân trong nhà và thờ nội ngoại hai bên. Họ nội đặt bên trái, họ ngoại đặt ở bên phải. Ngoài ra, gia chủ không nên thờ thêm.
Nếu có bà cô, ông mãnh (người mất lúc còn trẻ), gia chủ có thể lập thêm bàn thờ phụ. Điều này là hoàn toàn bình thường, giúp mọi thứ được tốt và thuận tiện hơn.
Bàn thờ gia tiên vốn là nơi linh thiêng, nên trước khi đặt bất cứ vật gì lên bàn thờ thì gia chủ hãy suy xét thật cẩn thận kẻo làm ô uế chốn tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới gia đình.
(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet