Những ngày này, dư luận đang xuất hiện nhiều tranh cãi xung quanh việc tỉnh Vĩnh Phúc chi 271 tỷ từ ngân sách để xây dựng công trình Văn Miếu thờ Khổng Tử.
Qua trao đổi với PV Infonet, ông Kim Văn Ngoan Quýnh - Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (đơn vị làm chủ đầu tư) cho biết, trước khi khởi công xây dựng Văn Miếu, Sở VH-TT&DL tỉnh Vĩnh Phúc đã có khoảng 3-4 cuộc hội thảo với nhiều chuyên gia và có báo cáo với Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh.
"HĐND tỉnh quyết thì mới có kinh phí" - ông Quýnh nhấn mạnh.
Giải thích thêm về dự án, ông Quýnh cho biết, trước đây Vĩnh Phúc đã có Văn Miếu (tên gọi khác là Phủ Tam Đới - xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường) nhưng sau 300 năm, toàn bộ di tích trên đã biến mất do sự phát triển của đô thị hóa. Chính vì vậy, việc xây dựng Văn Miếu cũng là hình thức kế thừa văn hóa của tỉnh Vĩnh Phúc trước đây.
Được biết, sau khi hoàn thiện, Văn Miếu sẽ trở thành một trong ba công trình văn hóa trọng điểm của Vĩnh Phúc gồm: Quần thể danh thắng Tây Thiên, Văn Miếu và Quảng trường Nhà hát trung tâm thành phố.
Dưới đây là một số hình ảnh của Văn Miếu được ghi nhận lại vào ngày 9/6:
Cổng vào Văn Miếu được làm hoàn toàn bằng đá
Cầu đá dẫn vào cổng chính
Đường dẫn vào bên trong cũng được ốp đá
Nhà bia tiến sỹ
Mỗi bên hiện đang có 9 bia tiến sỹ
Hồ Thiên Quang được thiết kế theo mẫu hồ của Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Gác trống đối diện với gác chuông
Chính diện hậu cung Văn Miếu
Thiết kế các hạng mục bên trong đều khá giống với Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Phía sau hậu cung gần như đã được hoàn thiện
Phần mái được trạm trổ khá chi tiết.
Công trình được làm bằng gỗ lim, sơn son thiếp vàng
Những chi tiết trạm trổ tinh hoa
Tường bao xung quanh cũng được làm bằng đá.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet