Nội dung

Các triền ruộng bậc thang mùa này ở tả van đẹp nhất khi có thửa vừa gieo mạ xong, thửa khác mới cấy hoặc vẫn đang làm đất. Đôi chỗ nước lấp láp trong veo, kề bên là khoảng đục ngầu hoặc xanh nõn. Các mảng màu khác biệt nằm xen kẽ dường như "tôn vinh" nhau một cách âm thầm, tạo nên bức tranh sống động.

Mùa nước đổ trong lòng thung lũng tả van

Các mương dẫn nước từ khe suối về ruộng.

Người Mông và Giáy ở bản Tả Van khai ruộng từ những ngày tháng 3 âm lịch, trước hoặc sau tiết Thanh Minh một vài ngày. Họ vằm nhát cuốc đầu tiên ở những triền đất tốt, nơi có sẵn mạch nước đùn lên hoặc gần nguồn nước sông, suối. Người Mông, người Giáy cùng nhau vỡ đất, đào mương, đào rãnh, đắp bờ để chuẩn bị dẫn nước từ khe về ruộng cho mùa vụ mới.

Vào đúng dịp mưa nhiều, mỗi gia đình sẽ tập hợp các anh chị em lại cày bừa, để việc làm đất được nhanh chóng. Người Mông, người Giáy cũng đổi công cho nhau. Phụ nữ đắp bờ, đàn ông cuốc ruộng. Đổ ải xong họ thả nước vào ngâm đất, càng ngâm lâu, ngâm kỹ thì lại càng tốt ruộng.

Ảnh Tả Van mùa nước đổ

Đợi khi những cơn mưa đá cuối cùng qua đi sẽ tới kỳ gieo mạ. Lúc này là sang tháng 4 âm lịch, tương ứng với khoảng tháng 5 dương lịch. Đất được bừa lại thật nhuyễn và san phẳng trước khi những nhành mạ non được gieo xuống lòng ruộng. Các thửa ruộng được đổ ải, cày bừa tăng dần theo lượng những cơn mưa đổ xuống. Những thửa gần nguồn nước hoặc có mạch nước được cày trước và trở thành nơi trữ nước cho các mảnh ruộng tiếp theo. Ban đầu họ cày 4-5 mảnh, trữ nước để hôm sau tháo nước sang các mảnh ruộng khác. Cứ thế đến trận mưa tiếp theo có thể làm tiếp được tới 2-3 chục thửa. Mùa đồ ải kéo dài suốt cả tháng 5 sang tháng 6.

Mùa nước đổ trong lòng thung lũng tả van

Phụ nữ người Giáy.

Người vùng cao sa pa xưa kia thường ủ hạt lúa giống vào trong thùng gỗ, giờ đây được ủ trong bao, quấn xung quanh là thân cây ngải cứu. Hạt giống được ủ một ngày đêm hoặc một ngày hai đêm và tưới nước theo tỉ lệ 1 nóng - 2 lạnh. Khi nảy mầm, chúng được gieo xuống lòng đất mịn. Ruộng ôm chặt nhành mạ trong 1-2 ngày cho rễ bám chặt rồi lại được tháo nước ra cho lúa nảy mầm. Hai ngày sau đó, khi những mầm non ấy được “phơi mình” bật lên, người trồng lúa trên thân núi lại dẫn nước trở về ruộng cho cây mạ “ phổng phao”, để rồi hơn một tháng sau sẽ nhổ lên cấy.

Mùa lúa Tả Van thường đến sớm hơn những vùng đất khác dọc Tây Bắc. Bởi thế các thửa ruộng ở thung lũng này sẽ chín đượm rất sớm, vào những ngày đầu tháng 9 mới chớm thu. Khi ấy Tả Van sẽ lại gửi vào lòng những người lãng du một lời gọi khác rất rực rỡ.

Ngọc R’nP

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Tà Chì Nhù - Đại dương trên mây

Giấc mơ về Tà Chì Nhù bắt đầu "ám ảnh" khi chúng tôi ngắm nhìn những bức hình về nơi được mệnh danh là “đại dương trên mây” này. Tà Chì Nhù, còn gọi là Phu Song Sung theo cách gọi của người...

Xem thêm  

Thành viên mới cần lưu ý khi phượt.

Đối với mình phượt là những chuyến đi thú vị trải nghiệm thực tế để giải thoát tinh thần chứ không phải phượt để hành xác. Các bạn phải biết tôn trọng bản thân và sức khỏe của mình đi...

Xem thêm  

Phượt Đất Mũi - Cà Mau

Là người Cà Mau, sinh ra và lớn lên nơi tận cùng tổ quốc vậy mà chưa một lần mình đặc chân tới đất mũi vì vậy sáng hôm đó mình nói với bà xả "2 đứa mình đi Đất Mũi" "Thiệt hả anh, khi nào...

Xem thêm  

8 lưu ý cho chuyến đi gia đình.

Trên nước ảnh cũ, hình ảnh xe đẩy bán hàng rong, gánh quà vặt, sạp ăn ven đường giúp bạn khám phá nhiều điều thú vị về ẩm thực vỉa hè Sài Gòn của thế kỷ trước. ​​Qua khung ảnh xưa, hình...

Xem thêm  

Đi phượt Phú Quốc bạn cần biết?

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam nằm ở phía nam của tổ quốc. Là một huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, có nhiều đảo lớn nhỏ nằm rải rác xung quanh đảo chính Phú Quốc. Du lịch Phú Quốc...

Xem thêm