Nội dung

Cùng với bánh cống, bành xèo, bánh giá là món ăn dân gian xuất hiện từ xưa ở khắp các tỉnh miền tây . Cách chế biến món này tuy đơn giản nhưng mùi vị ngon hấp dẫn, lôi cuốn nhiều thực khách đến vùng đất tiền giang

Bánh giá mang hương vị ngon đặc trưng bởi thay vì dùng tôm người dân ở đây thường dùng tép bạc để thay thế, tép ngày trước xuất hiện ở đây rất nhiều vì thế người dân thường dùng để chiên cùng bột bánh.

Cái tên bánh giá nghe lạ vì xuất phát từ nguyên liệu chính trong bánh đó là giá sống, Những sợi giá dài, trắng múp sẽ làm cho chiếc bánh thêm giòn và không gây cảm giác ngán cho thực khách. Tuy nhiên, nhiều người còn gọi bánh giá là bánh vá vì cho rằng khi chiên, bánh được đựng trong những chiếc vá.

Muốn làm bánh trước hết phải ngâm gạo và đậu nành cho mềm, sau đó đem xay chung với nhau đến khi nhuyễn thành bột mịn. Pha bột gạo, đậu nành và bột mì thành một hỗn hợp sền sệt, cho thêm chút muối và đánh đều tay. Nếu tỉ lệ bột mì nhiều bánh sẽ giòn còn nhiều bột gạo bánh sẽ rất dẻo.

Món bánh giá giòn rụm ở tiền giang

Bánh giá thơm giòn hấp dẫn. Ảnh: dulich

Nhân bánh bao gồm tép bạc, gan heo, thịt nạc bằm và giá sống. Tép được rửa sạch để nguyên đầu và đuôi, gan heo được xắt lát mỏng. Sau đó ướp thịt nạc bằm, tép với tỏi, muối, bột ngọt cho thấm.

Chiên là công đoạn cuối cùng và cũng là công đoạn quan trọng nhất để làm ra chiếc bánh đẹp và vàng thơm. Muốn chiên bánh giá cần có vá chiên, cho giá sống, gan heo, tép, thịt và vài hạt đậu phộng rang vào trong vá rồi múc bột cho ngập các loại nguyên liệu này. Nhúng vá vào chảo dầu đang sôi đến khi bánh kết dính lại thì từ từ rút bánh ra.

Để tép vào vá sau cùng trước khi múc bột, để khi chín hình con tép vẫn được giữ nguyên dạng trông bắt mắt hơn. Chiên bánh lửa nhỏ để bánh chín tới, giòn mà không cháy. Khi bánh chín vàng thì xếp trên vỉ tre hoặc vỉ kẽm gác ngang ở miệng chảo cho ráo dầu.

Bánh giá thường được ăn kèm với bún, bánh cuốn hoặc xôi cùng với rau sống và nước mắm pha tỏi ớt chua ngọt. Khi chiên xong, người bán sẽ dùng kéo cắt bánh thành từng miếng vừa ăn, có thể cắt làm ba hoặc làm bốn tùy sở thích. Sau đó, xếp bánh trên đĩa rau sống xanh mướt gồm xà lách, rau thơm và một ít giá sống.

Khi ăn, thực khách sẽ cho bún vào tô và gắp thêm vài khoanh bánh, rau sống các loại chan thêm nước mắm là đã có thể thưởng thức. Bạn có thể ăn bánh này ở Chợ Giồng hoặc ngã ba Hòa Đồng.

Xem thêm: Bánh xèo ốc gạo Cần Thơ

Lan Thoa

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Chuyến du ngoạn Đà Bắc ngày cuối thu

Tôi đã lênh đênh trên dòng sông Đà thanh bình, đạp xe khám phá những cánh rừng xanh ngắt và trải nghiệm cuộc sống cùng người dân tộc Mường trong chuyến đi đến Đà Bắc những ngày cuối thu. 

Xem thêm  

Thành viên mới cần lưu ý khi phượt.

Đối với mình phượt là những chuyến đi thú vị trải nghiệm thực tế để giải thoát tinh thần chứ không phải phượt để hành xác. Các bạn phải biết tôn trọng bản thân và sức khỏe của mình đi...

Xem thêm  

‘Cơm tấm ma’ trứ danh Sài Gòn

Được biết đến với tên “cơm tấm ma”, quán nằm tại con ngõ nhỏ trên đường Đinh Tiên Hoàng, nhiều thực khách đánh giá đây là một trong những quán cơm tấm ngon nhất Sài Gòn.

Xem thêm  

Phượt Đất Mũi - Cà Mau

Là người Cà Mau, sinh ra và lớn lên nơi tận cùng tổ quốc vậy mà chưa một lần mình đặc chân tới đất mũi vì vậy sáng hôm đó mình nói với bà xả "2 đứa mình đi Đất Mũi" "Thiệt hả anh, khi nào...

Xem thêm  

8 lưu ý cho chuyến đi gia đình.

Trên nước ảnh cũ, hình ảnh xe đẩy bán hàng rong, gánh quà vặt, sạp ăn ven đường giúp bạn khám phá nhiều điều thú vị về ẩm thực vỉa hè Sài Gòn của thế kỷ trước. ​​Qua khung ảnh xưa, hình...

Xem thêm  

Đi phượt Phú Quốc bạn cần biết?

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam nằm ở phía nam của tổ quốc. Là một huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, có nhiều đảo lớn nhỏ nằm rải rác xung quanh đảo chính Phú Quốc. Du lịch Phú Quốc...

Xem thêm