Nhiều người yêu cây cảnh rất ghen tị với những khu vườn trên ban công rộng, sân thượng hay sân nhỏ của người khác. Nhìn ban công nhỏ của mình, họ cảm thấy lúng túng vì không thể thỏa mãn niềm đam mê cây cảnh, hoa cỏ của mình.
Trên thực tế, ban công dù nhỏ đến đâu, miễn là bạn có thể sắp xếp hợp lý, bạn vẫn có thể trồng hàng trăm cây cảnh, tạo dựng khu vườn lãng mạn để hưởng những giờ phút lãng mạn ngắm hoa thưởng trăng.
Dưới đây là một cô gái đã tạo một khu vườn cực đẹp với hàng trăm cây cảnh trên ban công chỉ rộng 4,5m2 của mình. Khu vườn "chim sẻ" nhưng "lục phủ ngũ tạng" đều đủ, khiến người nào nhìn thấy cũng đều mê đắm.
Hãy xem người chủ đã cải tạo ban công của mình thành khu vườn như thế nào nhé.
Cô gái cho biết, cô dành khoảng 20 ngày để cải tạo toàn bộ ban công, chủ yếu là tranh thủ thời gian nhàn rỗi vào cuối ngày hoặc ngày nghỉ. Chủ yếu là xử lý giàn hoa và 1 số đồ trang trí cần thiết trên ban công.
Lên kế hoạch tỉ mỉ cho kế hoạch cải tạo ban công, lựa chọn từng cây cảnh
Cô gái đã tự tay lên kế hoạch và thiết kế, rồi thi công theo bản phác thảo. Cô chuẩn bị ván ép, các thứ để dựng khu vườn rồi bắt đầu lát sàn và trồng cây cảnh. Những việc này thực ra không khó và ai cũng có thể thực hiện một mình.
Chỉ xem bạn có thực sự yêu câu cảnh và bước một bước đầu tiên để thực hiện khu vườn hay không. Các bước về sau không khó.
Nữ chính đã tham khảo ý kiến của một người thợ xây để đảm bảo việc xây dựng khu vườn ở ban công được an toàn, ban công có thể chịu tải. Cô đã dùng nhiều chậu cây cảnh, loài hoa khác nhau để sắp xếp và tạo được một khu vườn đẹp đẽ, đáng yêu.
4 bước hoàn thành khu vườn
Phân chia chức năng chính trên ban công
Bà chủ chia ban công 4,5㎡ thành không gian cho cây cảnh, khu thư giãn và khu tạp hóa. Đương nhiên, không gian cây cảnh là quan trọng nhất, cũng là mục đích chính của nữ chính để cải tạo ban công.
Khu vực thư giãn chủ yếu là bộ bàn ghế, cuối tuần ngồi nhâm nhi tách trà chiều trên ban công xinh đẹp này không phải là vườn ban công đâu.
Đối với khu vực tạp hóa là nơi để các công cụ quản lý vườn, đất dinh dưỡng, thuốc trừ sâu và phân bón.
Bố trí không gian cây cảnh trên ban công
Nếu cách bố trí cây cảnh trên ban công và cây cảnh trồng dưới đất có tác dụng tương tự nhau thì chúng cũng có một số điểm chung.
Đó là cần trồng cây cảnh theo tầng cao và thấp. Cây cảnh trồng dưới đất thì dùng đất đóng cọc để đạt độ sâu nhất định, còn trên ban công thì dùng kích thước của giàn cây cảnh, chậu cây cảnh... đặt lệch nhau, sử dụng các chiều cao cây cảnh khác nhau để tạo ra cảm giác phân cấp.
Nếu phù hợp, bạn có thể làm các giá trồng cây cảnh, các thang bày cây cảnh để tạo ấn tượng và trồng được nhiều cây cảnh hơn.
Chọn màu sắc cây cảnh cũng phải phù hợp. Các cây cảnh trên ban công có thể sử dụng sự khác biệt về màu lá và màu hoa để bổ sung cho nhau. Cần tránh sự chênh lệch quá mức về màu sắc khi đặt các cây cạnh nhau.
Kết hợp cây cảnh lá và hoa: Điều này rất đơn giản. Nếu bạn trồng trên ban công đều là hoa thì có vẻ quá ồn ào, lòe loẹt. Còn nếu trồng toàn cây cảnh lá thì lại hơi tẻ nhạt. Do đó, cách hài hòa nhất là kết hợp giữa hoa và cây cảnh lá thì ban công mới có những khuôn hình đẹp mắt và đáng yêu nhất.
Nếu bạn chỉ dùng toàn các chậu cây cảnh để đặt ở ban công thì có vẻ quá sắp đặt và thiếu sự tự nhiên. Do đó, người chủ đã trải đất lên sàn và mô phỏng như là đang trồng cây cảnh trên mặt đất vậy. Như vậy, khu vườn có vẻ đẹp tự nhiên.
Bằng cách này, hiệu ứng thị giác rất tốt. Cho dù bạn nhìn từ góc độ nào sẽ thấy hoa lá tươi tắn, tự nhiên, rất thư giãn và lãng mạn.
Cây cảnh và hoa trên ban công đều được chủ nhà lựa chọn kỹ lưỡng. Có hàng chục loại cây cảnh lớn nhỏ và được kết hợp tự nhiên để tạo ra khu vườn trên ban công hoàn hảo.
Người chủ đã lựa chọn nhiều loại hoa cúc trồng trên ban công. Chủ yếu là vì hoa cúc nở hoa nhiều và thời gian ra hoa kéo dài. Hoa cúc cũng tạo thêm chút hoang dã khiến cho ban công thêm phần tự nhiên.
Ngoài hoa cúc, các loại hoa thấp khác cũng được lựa chọn như chuông gió, đèn lồng, lưu ly, phèn chua...
Đáng nói nhất ở đây là gốc phèn chua đúng là cây bảng màu trong vườn. Bạn trồng cây cảnh phèn chua trên ban công sẽ phát triển rất tốt và rực rỡ. Dù cây cảnh àny mọc ở nơi tối tăm nhất vẫn cho những chiếc lá có màu sắc sặc sỡ.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên cung cấp thêm ánh sáng cho chúng để lá càng đẹp hơn. Nếu ở lâu trong bóng râm chúng cũng lụi tàn.
Ở lớp giữa của khu vườn, cô chủ trồng hoa đỗ quyên, mười giờ, hoa cẩm tú cầu... rất phù hợp.
Những bông hoa ở lớp trên là xứng đáng là nhân vật chính của khu vườn. Đó là hoa hồng. Cô gái cũng trồng nhiều loại hoa hồng, ngoài ra còn có hoa ông lão nhiều màu sắc và ra nhiều hoa.
Chăm sóc, cắt tỉa cây cảnh thường xuyên
Hoa hồng leo thực sự rất đẹp nhưng điều kiện trồng trên ban công có hạn, hoa hồng trồng trong chậu cũng không thể so sánh với hoa hồng trồng dưới đất. Tuy nhiên, nếu làm tốt công tác cắt tỉa cảnh và dàn cành cho cây hồng phân bố đều hơn, khi nở hoa không bị cản sáng thì cây cảnh phát triển rất tốt.
Điều quan trọng nhất đối với hoa hồng là ánh sáng. Do đó, khi trồng cây ở ban công, bạn nên chọn các vị trí đủ ánh sáng để trồng hoa hồng. Như vậy, cây sẽ nhận được ánh sáng đầy đủ, hoa sẽ nở tốt và sinh trưởng nhanh hơn.
Và việc cắt tỉa, kéo cành cũng nên được thực hiện thường xuyên để cây cảnh được thông thoáng, giảm khả năng bị sâu bệnh và phát triển tốt.
Ban công tuy không lớn, chỉ 4,5 mét vuông nhưng biết lựa chọn cây cảnh thì cũng có thể tạo cho bạn khu vườn rực rỡ như cô gái này.
Với khu vườn xinh đẹp này, hàng ngày ra ngoài ban công ngắm nhìn cây cảnh, tưới nước, bón phân, thay chậu, nhổ cỏ cũng là một việc rất thư giãn. Đặc biệt vào những buổi chiều cuối tuần, ngồi trên ban công, tựa vào viền hoa, uống trà chiều và đọc tạp chí, mọi thứ thật đẹp.
Các bạn còn chần chừ gì nữa? Hãy bắt tay vào sửa sang lại ban công nhỏ của bạn thôi!
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet