Chùm ngây là loại cây lương thực, thảo dược quý đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) xác nhận giá trị. Cây chùm ngây có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện được trồng nhiều ở các nước vùng nhiệt đới. Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, chùm ngây được trồng nhiều với mục đích để làm thực phẩm, làm thuốc.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã gọi chùm ngây là "siêu thực phẩm" của thế kỷ 21.
Tác dụng của cây chùm ngây
Chùm ngây, cả lá và hoa, đều có giá trị dinh dưỡng rất cao. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã gọi chùm ngây là "siêu thực phẩm" của thế kỷ 21. Lá cây chùm ngây có lượng vitamin C hơn cam 7 lần, vitamin A hơn cà rốt 4 lần, vitamin E nhiều gấp 3 lần hạnh nhân, canxi nhiều gấp 4 lần sữa, pô-tát gấp 3 lần so với chuối và sắt gấp 3 lần rau chân vịt,…
- Hỗ trợ phòng ngừa ung thư: lá của cây chùm ngây có chứa 46 loại chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. 46 chất chống oxy hóa này giúp trung hòa các tác động tàn phá của các gốc tự do, từ đó giúp phòng ngừa ung thư từ sớm.
- Ngừa loãng xương: với hàm lượng canxi và magie phong phú, cây chùm ngây trở thành một trong những loại thực vật có tác dụng tốt cho xương, giúp phòng ngừa loãng xương và thiếu hụt canxi
- Chùm ngây tốt cho sụn, xương, cơ bắp và máu: hàm lượng protein trong chùm ngây nhiều ngang thịt. Vì thế chùm ngây không chỉ là tin vui cho những người ăn chay vì giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt protein; mà nguồn protein chùm ngây cung cấp còn giúp xây dựng cơ bắp, sụn, xương, da và máu.
- Chùm ngây tốt cho da: cây chùm ngây chứa cytokinin (Moringa YSP) – một loại kích thích tố thực vật tạo ra phân chia tế bào, tăng trưởng, và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào.
- Ngoài ra, cây chùm ngây còn giúp ổn định huyết áp và đường huyết, bảo vệ gan, trị suy nhược; giúp ngăn ngừa cholesterol, ngăn tăng mỡ máu,…
Cách trồng rau chùm ngây
Bước 1: Ươm mầm
Vì vỏ hạt chùm ngây rất cứng nên cần ngâm hạt trong nước ấm để làm mềm lớp vỏ bên ngoài. Pha nước theo tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh rồi ngâm hạt chùm ngây trong đó ít nhất 24 giờ. Sau khi vớt hạt ra thì lấy khăn bọc lại rồi để trong chỗ tối. Mỗi ngày một lần, bạn nhúng bọc hạt vào trong nước rồi vẩy nhẹ để tránh ứ nước bên trong. Quá trình thao tác cần nhẹ nhàng để tránh làm gãy các mầm non mới nhú. Sau vài ngày, hạt sẽ nứt nanh và nảy mầm.
Bước 2: Trồng cây
Sau khi hạt nảy mầm thì đem vào chậu có đất tơi xốp. Cây chùm ngây ưa đất ráo nước, nhiều cát. Thậm chí, dù là đất xấu thì chùm ngây cũng phát triển tốt. Chậu trồng chùm ngây cần có lỗ để thoát nước.
Sau khi trồng khoảng 1 tuần, cây chùm ngây bắt đầu cứng cáp và mọc ra các lá thật.
Bước 3: Chăm sóc
Cây chùm ngây phát triển khá nhanh và không cần dành thời gian chăm sóc nhiều. Cây chịu được hạn hán, ưa nắng nên cần trồng ở nơi nhiều nắng. Cây hầu như không bị sâu bệnh hại do đó chăm sóc cây không cần điều kiện gì đặc biệt về phân bón và nước tưới. Tuy nhiên cây không chịu được úng ngập và dễ chết nếu không được thoát nước tốt.
Bước 4: Thu hoạch
Khoảng 3 tháng kể từ khi trồng (cây cao khoảng 60cm) thì bạn có thể cắt lấy lá phần ngọn để sử dụng và thúc cây đâm nhiều chồi. Đến khi 6 tháng tuổi, trung bình mỗi cây chùm ngây có thể cho từ 500 đến 900g lá tươi mỗi tháng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet