Mục đích của việc lên pô độ
Nhờ cây pô mà độ bốc cũng như công suất tối đa của chiếc xe cũng được gia tăng theo (dĩ nhiên muốn đạt được hai điều trên thì phải qua quá trình canh chỉnh).
Ngoài ra khi lên cây pô thì chiếc xe của anh em còn có vẻ ngoài gọn gàng hơn đáng kể, trông hầm hố và cực kỳ bắt mắt. Đi kèm với đó là âm thanh uy lực hơn hẳn cây pô zin, đem tới cho người lái cảm giác phấn khích khi 'cầm nài' chiếc 'xế yêu' của mình.
Ngoài ra, một số thành phần bất lịch sự khi chạy xe côn tay hoặc mô tô còn nẹt pô lớn tiếng mỗi khi sắp dừng lại. Điều này làm những phương tiện đi cùng nhất là : Phụ nữ có thai, người lớn tuổi, người lái xe chưa vững,... dễ bị hốt hoảng dẫn đến mất lái rồi ngã xe.
Cho nên khi sử dụng những loại pô độ (kể cả pô zin) thì anh em nên hạn chế hành động nẹt pô, tránh làm phiền lòng đối với những phương tiện xung quanh.
Hơn hết việc nẹt pô còn ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống nồi của chiếc xe. Dẫn đến hậu quả là bị cháy bố nồi nếu tiếp tục duy trì thói quen này.
Dừng một chỗ nẹt pô còn làm máy nóng lên, két nước phải làm việc nhiều hơn so với lúc xe đang chạy. Vì vậy mà những chi tiết trong động cơ rất dễ bị hao mòn.
Anh em nếu muốn nghe tiếng pô của mình một cách rõ nhất thì cứ lao thẳng ra đường trường. Tìm một nơi vắng vẻ ít người chú ý rồi dựng xe một chỗ vặn tới đã tay thì thôi (dĩ nhiên thao tác này cũng sẽ hại máy nhé, hơn nữa một lúc sau chỗ đó cũng sẽ 'đông người' đó).
Phòng Dyno kín lắm anh em, có cách âm hết nên ở trong đó một lúc thôi. Ở lâu quá không khéo lại bị tổn thương màng nhĩ đó!
Anh em nghĩ sao về ý kiến của mình? Anh em có cảm thấy khó chịu khi bị người khác nẹt pô không? Hãy để lại bình luận ở dưới nhé!
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet