Một vùng quê bình dị, chân chất với con đường gạch quanh co, cây đa sân đình, những chiếc cổng làng quê rêu cũ… mang đến một cảm giác như lưu lạc vào thời gian của những trăm năm trước. |
Những ngôi nhà còn lưu lại những nét cổ kính nhất, cho đến nay đã gần 150 tuổi, đó là ngôi nhà cổ năm gian với 35 cây cột gỗ xoan của gia đình Ông Trịnh Thế Sủng. |
Ngôi nhà được xây dựng bằng gỗ xoan theo kiểu '7 tiền, 7 hậu, cửa võng bức bàn'. Những mái ngói nghiêng che theo năm tháng đã chuyển sang màu rêu phong cổ kính. |
Xây dựng bằng gỗ xoan với nét chạm trổ rất cầu kỳ và điêu luyện, tinh xảo trên từng thân cột, xà và vách gỗ khiến người xem không khỏi cảm giác nao nao. |
Ngoài ra, bàn thờ Tổ tiên đặt ở chính giữa ngôi nhà với hoành phi, câu đối sơn thiếp rực rỡ. Ngôi nhà về mùa Hè mát mẻ sang mùa Đông lại ấm áp. |
Dọc đường làng, những chiếc cổng vẫn còn nguyên dấu ấn gắn với chiếc đồng hồ của một thời sung túc. |
Dù cho cuộc sống đô thị hóa nhưng cổng làng vẫn hiên ngang, trường tồn và mang nhiều ý nghĩa riêng. |
Sâu hơn nữa vào trong mỗi con ngõ nhỏ đều lưu giữ những kỉ niệm tuổi ấu thơ, khoảnh khắc của một thời cùng ô ăn quan, chơi chắc, nhảy dây, rồng rắn… |
Ngoài 'kho tàng' về nhà cổ, Cự Đà còn nổi tiếng là một làng nghề truyền thống. Điển hình, là làng miến nơi đây, cứ mỗi ngày phải lên tới 9 đến 10 tấn miến được 'ra lò' khiến cho cuộc sống của những người dân nơi đây luôn tất bật, rộng ràng. |
Vào những ngày nắng đẹp, các con đường trong làng như được nhuộm lên màu vàng óng bởi những tấm phên miế. |
Những thanh tre, giá đỡ được bắc lên để phơi miến. |
Những chiếc xe cải tiến rục rịch thi nhau chở tấm phên miến từ ngoài đường về nhà và chở đi giao hàng. Làng Cự Đà cứ thế vẫn tấp nập, nhộ nhịp như thuở xưa, đúng như dân gian đã gọi. 'Nhất cận thị, nhị cận giang' là trung tâm giao lưu buôn bán, giao thương với các vùng khác. |
Cũng trở thành một nghề nổi tiếng ở làng, nghề làm tương xuất hiện gắn liền với sự ra đời của tuổi làng. Giờ đây tương Cự Đà đã trở thành đặc sản của vùng Hà Đông và là ngành xương sống của nền kinh tế của làng. |
Để có những mẻ tương thơm ngon cần rất nhiều giai đoạn công phu. Những mẻ cơm nếp được xới ra và hong khô trên mỗi chiếc nong to đặt trên các giàn để chuẩn bị cho quá trình làm tương. |
Ngoài ra, những chum nước đậu cũng đóng vai trò quan trọng khi được sử dụng nguồn nước máy sạch, màu vàng sóng sánh thoảng mùi thơm. Người ta còn ví rằng: 'Tương Cự Đà, cà Thụy Khuê'. |
Xong mẽ này đến mẽ khác và thế là những chai tương nếp đậm đà thơm ngon đã được ra lò. Những cụ già cần mẫn gián nhãn mác thương hiệu riêng của mình trên mỗi chai tương và đóng thùng để mang đi xuất khẩu trong nước. Làng Cự Đà là hình ảnh của những gia đình với đầy những long cơm giữa nhà hoặc hình ảnh của những phên miến vàng được phơi đầy khắp các đường làng, cổng làng cổ rêu phong hay những ngôi nhà trăm tuổi với kiến trúc cổ kính vẫn trường tồn. Và không biết trong nhiều năm nữa khi nhắc tới tương hay miến, người ta có còn nhớ tới hình ảnh của tương và miến Cự Đà một đặc sản của vùng đồng bằng Bắc Bộ. |
- 17/10/15 08:51 Những bức ảnh mùa thu khiến bạn chỉ muốn xách valo lên và đi
- 13/10/15 08:12 Những bức ảnh bầu trời tuyệt đẹp chụp từ cửa sổ máy bay
- 12/10/15 14:57 Cận cảnh những cột điện cao thế có hình dáng độc đáo khắp thế giới
- 12/10/15 08:21 5 điểm đến lý tưởng mùa thu
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet