Ở Nhật Bản, bù nhìn (được gọi là kakashi) giữ một vai trò nhất định trong văn hóa nông nghiệp, với nhiều truyền thuyết xung quanh việc sử dụng chúng trên đồng ruộng. Ngày nay, nông dân Nhật Bản vẫn dùng những chiếc đầu manơcanh với kích cỡ và tạo hình như đầu người thật để xua đuổi chim chóc trên đồng.
Cận cảnh một chiếc đầu bù nhìn ở Nhật BảnNhững chiếc đầu bù nhìn này có thể làm những người mới trông thấy lần đầu phải hoảng sợ, Dennis Doucet là một trường hợp như vậy. Là một nhiếp ảnh gia người canada đã sống ở kobe 26 năm, Dennis Doucet tình cờ trông thấy những chiếc đầu bù nhìn khi đang trên đường tìm chim cò và diệc.
Những chiếc đầu bù nhìn được cắm trên đồng ruộng để xua đuổi chim chóc Đầu bù nhìn có đầy đủ tóc và phụ kiện, với kích cỡ giống như đầu người thật"Sự xuất hiện đột ngột của thứ trông như đầu người thấp thoáng trong bóng tối có thể làm mọi người sợ hãi", Doucet cho biết.
Theo Doucet, những chiếc đầu bù nhìn trông càng đáng sợ hơn khi đêm xuống, nhất là khi có ánh đèn xe rọi vào. Ghê rợn nhất là những chiếc đầu bù nhìn đã bị mốc hoặc phai màu vì ánh mặt trời. Hầu hết nông dân Nhật Bản đều đồng ý rằng những chiếc đầu bù nhìn này đáng sợ với con người còn hơn là với các loài thú gây hại mà họ muốn xua đuổi.
Khi đêm xuống, đầu bù nhìn trông rất đáng sợ đặc biệt là khi có ánh đèn xe rọi vào Ghê rợn nhất là những chiếc đầu bù nhìn đã bị mốc hoặc phai màu vì ánh mặt trờiBù nhìn được biết đến là cách hiệu quả để nông dân xua đuổi chim chóc phá hoại mùa màng, đây cũng là một cách thay thế cho súng bắn khí (air cannon) có âm thanh lớn làm phiền đến hàng xóm láng giềng.
Đầu bù nhìn được cắm trên đồng gần ngày thu hoạchMột điền chủ cho biết, thời điểm sử dụng đầu bù nhìn rất quan trọng. Chúng sẽ được cắm ngoài đồng lúc sắp gặt lúa (thường là giữa cuối tháng 8 dương lịch), đây chính là lúc cây trồng bị chim chóc tấn công. Khi bắt đầu giai đoạn thu hoạch, nông dân sẽ gỡ bù nhìn khỏi đồng rộng và cất cho đến mùa sau.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet