Lan rừng hay hoa phong lan, là loài lan được mệnh danh là “nữ hoàng” trong các loài lan. Nó có tên khoa học là Orchidaceae, được trồng ở khắp nơi trên thế giới, chủ yếu là tại châu Á, Nam Mỹ nói riêng. Sở dĩ hoa lan rừng được nhiều người ưa chuộng để trồng là bởi vẻ đẹp hoang sơ nhưng vô cùng quý phái mà ít có loài hoa nào khác mang lại.
Hoa lan rừng là loài hoa tượng trưng cho sự quý tộc, giàu sang, vương giả của người sở hữu. Bởi đây là loại hoa được sử dụng trong cung đình cũng như ở các gia đình quyền quý mà người thường trước đây không bao giờ có được. Tuy nhiên ngày nay, lan rừng được nhiều người sưu tầm và nuôi trồng nhằm mục đích có lợi cho phong thủy, giúp tăng cường vượng khí, may mắn, thành công.
10 loại hoa lan rừng phổ biến- Lan Thảo Kèn: Có tên khoa học là Dendrobium Lituiflorum, thân cây khá lớn so với các loại lan rừng khác, thường rủ xuống khi cây dần trưởng thành. Độ dài trung bình của thân cây rơi vào 50-80cm. Loài lan rừng đẹp này nở hoa vào cuối mùa đông hàng năm, nở theo chùm khá lớn, rất thơm và lâu tàn.
- Lan Trần Tuấn: Thân cây cao 15 – 20 cm, có 4 -14 đốt, là dài 8 – 12 cm. Mỗi bông to khoảng 4 – 5 cm. Hoa nở vào mùa xuân hàng năm, có màu trắng ở phần rìa cánh hoa, càng vào tâm hoa càng có màu tím đậm.
- Lan trầm tím: Được lai tạo giữa lan Giả Hạc và lan Hoàng Thảo tím nên loại lan này có vẻ đẹp rực rỡ và quyến rũ. Có hương thơm nhẹ nhàng nên đây là một trong các loại lan rừng nở vào dịp tết được săn đón bởi giới chơi hoa.
- Lan Giả Hạc: Còn có tên gọi khác là lan Phi Điệp Tím, hoa chỉ nở hoa trong vòng 7 – 10 ngày, khi tàn hoa vẫn còn hương thơm. Thời gian nở hoa thường vào các dịp tết.
- Lan ngọc điểm: Mùa hoa nở luôn luôn vào tháng 12 âm lịch, loại Lan chịu nóng, nhiệt độ thích hợp cho Lan từ 26 – 30oC.
- Lan Hoàng Phi Hạc: Thân dài 20 - 60cm, giả hành dài, đứng đôi khi hơi cong, phần gốc nhỏ hơn phần trên, có luống rãnh màu vàng óng. Lá mềm và nhọn đầu, rụng lá vào mùa Thu.Hoa to 6-7 cm, mọc 2 chiếc một ở các đốt phía gần ngọn của các thân đã trụi lá. Hoàng phi hạc ưa nắng, không thích ẩm nhiều, trồng có thể ghép vào gỗ, trồng trong giỏ treo nhưng cần giá thể thoát nước nhanh.
- Lan Long Tu Lào: Thân cây lan Long Tu Lào nhỏ, tròn và dài khoảng 30 – 50cm, rủ xuống sâu. Loài hoa phong lan đẹp này có bông hình tròn, các cánh hoa nhỏ và dài ôm quanh nhụy hoa rất to và vàng rực.
- Lan Trầm Vàng: Khi trưởng thành cây có kích thước khá nhỏ, lá to, dẹt và dài. Hoa nở vào tháng 3 – 5 hàng năm. Bông hoa có độ lớn trung bình, màu vàng rực, hơi bóng nhẹ ở phía trong cánh hoa và có màu nâu nổi bật ở nhụy hoa.
- Lan Trúc Phật Bà: Có hình thức đẹp nên được trồng nhiều trong nhà hoặc ngoài vườn nhằm mục đích trang trí. Loài hoa lan rừng Việt Nam này nở từ cuối đông đến vào xuân, hoa thơm, to từ 4 – 7 cm.
- Lan Giáng Hương Hồng Nhạn: Lan Giáng Hương Hồng Nhạn sống phụ sinh, có thể cao đến 30 cm, tương đối nhiều lá, mỗi phiến lá dài khoảng 12 – 45 cm. Hoa mọc theo cụm, chùm, gắn vào một nhánh của cây, dài ít nhất ngang tầm lá. Khi nở sẽ có màu tím nhạt phai dần từ cánh hoa đến nhụy.
Cách trồng lan rừng tốt và cho hoa đẹp 1. Thiết kế vườn trồng lan rừng và cách chọn giốngBất kể bạn muốn trồng lan để chơi, trang trí hay trồng để kinh doanh thì cây lan rừng luôn cần một vị trí trồng được bảo vệ chắc chắn, đủ rộng rãi.
- Nếu trồng trên ban công, mái hiên, sân thượng: Cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế… để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tôn… xung quanh.
- Giàn che ánh sáng: Nên dùng lưới màu xám hay xanh đen, tốt nhất nên thiết kế khung giàn cẩn thận đảm bảo độ bền và chống gió bão.
- Chọn giống lan rừng: Việc chọn giống cũng là một yếu tố khá quan trọng trong cách trồng lan rừng bởi giống lan rừng khá đa dạng,... Nếu trồng lan để chơi, trang trí nên trồng Vũ nữ, Hồ điệp vì đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa.
2. Giá thể trồng và môi trường sống cho lan rừngCách trồng lan rừng phải đặc biệt lưu ý đến giá thể trồng, phải chọn những loại phù hợp với lan rừng, gần gũi với môi trường thiên nhiên mà lan thường sống. 2 loại giá thể thích hợp nhất để trồng lan rừng là gỗ và dớn, trong đó dớn có dớn sợi (già, hóa mỗ) và dớn vụn (phần non của thân cây dớn).
Lan rừng nên được trồng trong giá thể như gỗ, dớn, xơ dừa,...
Hoa lan nói chung và lan rừng nói riêng là giống cây ưa ẩm, bóng mát bởi đặc tính sống trong rừng, vì thế môi trường sống của lan rừng cần thiết kế sao cho không có quá nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp, nên chọn nơi ít ánh sáng chói, thoáng gió.
3. Cách trồng lan rừng, chiết tách cây- Cách chiết tách lan rừng: Khi cây mới mua về, nên quan sát bộ rễ, nếu trong bụi lan có cây con và đang có rễ non, nếu rễ còn tốt không bị bầm dập thì cố gắng giữ lại. Còn không bạn nên cắt sát gốc, chỉ chừa lại 1 phần rễ ngắn khoảng 1cm.
Thời điểm không nên tiến hành chiết hay ghép cành lan rừng đó là vào khoảng tháng 7 hay tháng 11 vì thời điểm này rễ lan phát triển chậm, kích thước của cây lan con cũng nhỏ hơn nhiều so với những cây được chiết tách vào mùa xuân.
Nếu bạn là người mới chơi lan hoàng thảo, tốt nhất không nên ham chiết tách nếu không biết mà hãy để nguyên bụi lớn trồng, bởi cây có thể bị mất sức, héo khi bạn không biết chiết hoặc chăm sóc.
Nếu không biết cách chiết tách lan rừng, tốt nhất bạn nên để nguyên bụi lớn trồng.
- Trồng trên luống: Làm luống rộng 80cm, dài tùy khổ đất, cho vỏ lạc vào dày 20cm. Hai đầu luống có thể dùng cột bê tông hay cột sắt để căng dây cáp, mỗi luống cần 3 hàng dây cáp nhỏ trên thanh ngang để định vị cho cây lan. Có thể điều chỉnh độ cao của dây cáp theo sự phát triển của lan.
Trồng lan rừng trong chậu cần chọn chậu có khả năng thoát nước tốt, thoáng.
- Trồng trên giàn, chậu: Khi lan mô đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con.
Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây chun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6 -7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn.
Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân. Thay chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, mục rêu bám…
Cách chăm sóc lan rừng giúp cây ra hoa đẹpNhằm giúp cây có thể ra hoa theo ý muốn và phát triển khỏe mạnh, bạn cần phải chăm sóc một cách thường xuyên. Những yếu tố sau đây đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của lan rừng.
1. Ánh sángLan rừng là loài hoa không cần ánh sáng quá mạnh để phát triển, chúng ưa nơi ẩm ướt và râm mát hơn. Do đó bạn không nên để chậu cây dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời để tránh làm héo khô cây. Thay vào đó, hãy thiết kế giàn che chống nắng cho cây để cản bớt ánh sáng, nhất là khi cây đang trong giai đoạn phát triển, ra hoa.
Lan rừng không cần quá nhiều ánh sáng mà nên đặt cây trong chỗ râm mát
2. Nước tướiViệc tưới nước thường xuyên sẽ giúp cây có thể phát triển tốt và hấp thụ đủ dinh dưỡng trong đất. Với các loại lan rừng có lá mọc sát nhau, chỉ nên tưới nước dạng phun sương khoảng 2 lần/ngày nhằm giúp cây không bị úng, thối.
Nên tưới nước vào sáng sớm, tránh tưới vào lúc trời đang nắng to. Ngoài ra sau mỗi trận mưa to, bạn cũng cần tưới lại cho cây để giúp loại bỏ bụi bẩn đang bám ở lá, hoa.
3. Phân bónVới lan rừng, phân bón sẽ không nhất thiết phải được trộn ở trong đất mà nên phun trực tiếp lên lá cây. Phân bón cho cây cần chứa đầy đủ dưỡng chất với các thành phần có tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cây.
Hãy sử dụng các loại phân bón vô cơ đã được pha loãng trong hầu hết những thời kỳ phát triển của lan rừng. Khi thấy đầu thân cây không ra lá mới mà chỉ mọc dạng tròn thì hãy chuyển sang phân đặc hơn để giúp cây mau phát triển.
4. Phòng ngừa các loại sâu bệnhTùy thuộc vào các điều kiện môi trường khác nhau mà lan rừng có thể mắc bệnh. Khi này bạn cần cân nhắc đến việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu để loại bỏ sâu bệnh. Cần sử dụng loại thuốc theo đúng như chỉ dẫn trên bao bì, tránh tự phun có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Một số loại thuốc bạn nên lựa chọn như: Bitox 40EC, Ofatox 400EC, Supracid 40ED/ND,...
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet