Cậu bé Johnny Jackson 10 tuổi từ South Caroline, Mỹ, tranh thủ những ngày nắng hè để đi bơi. Sau đó, mẹ cậu là cô Cassandra đến đón con về mà không biết bi kịch sắp xảy đến.
Bơi lội suốt buổi chiều, Johnny bảo với mẹ rằng mình mệt và muốn đi ngủ. Một giờ đồng hồ sau, Cassandra lên kiểm tra thì phát hiện con đã sùi bọt khắp mặt từ bao giờ. Cô hốt hoảng nhận ra Johnny không còn chút tín hiệu gì của sự sống và ngay lập tức đưa con đến bệnh viện. Nhưng đã quá trễ, Johnny được kết luận là chết đuối trên cạn (dry-drowned).
Cậu bé Johnny Jackson đáng thương bị chết đuối trên mạng.
Điều này xảy ra là do cậu bé đã nuốt phải quá nhiều nước khi đi bơi, khiến chức năng phổi bị tổn thương, do nước ngăn chặn oxy vào máu, khiến cho CO2 không được đẩy ra ngoài. "Chết chậm" không chỉ xảy ra khi đi bơi mà đi tắm (tắm bồn) cũng có thể gặp phải trường hợp này.
Theo Tiến sĩ Dr. Danelle Fisher thuộc Trung tâm Sức khỏe Providence Saint John tại Santa Monica, California (Mỹ), "chết đuối trên cạn" có thể xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi bơi lội hoặc tắm rửa. Vì bạn không thể quan sát suốt quá trình con cái đi bơi, nên đây là những dấu hiệu bất thường mà bạn cần lưu ý ở trẻ sau khi lên bờ:
Trẻ có thể mệt mỏi bơ phờ và buồn ngủ, một triệu chứng rất bình thường khiến ít ai ngờ rằng trẻ đang bị ngạt nước.
- Khó thở.
- Ho liên tục do dây thanh âm bị nước đè.
- Nôn mửa.
- Hành vi bất thường.
- Cực kì buồn ngủ.
Tuy nhiên, việc nhận ra con có đang "chết chìm" hay không cũng rất khó, vì người thân có thể nhầm lẫn trẻ chỉ mệt mỏi sau một ngày dài đi bơi. Đáng sợ là triệu chứng lại kéo dài suốt 24 giờ đồng hồ và tử thần đến trong tích tắc nên có thể bạn sẽ không ứng phó kịp.
Nước tràn phổi gây thiếu hụt oxy đến các bộ phận.
Tính mạng là trên hết, trong trường hợp phát hiện trẻ có những triệu chứng bất thường kể trên, bạn cần đưa gấp trẻ đến bệnh viện để chụp X-Quang và thực hiện các biện pháp cấp cứu kịp thời.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet