Ở phần trước hộp có ghi rất nhiều thông tin liên quan đến mẫu router RT-AC6U của ASUS như băng tần sóng WiFi 5GHz, tốc độ truyền tải hỗn hợp 1.3Gbps+450Mbps (1750Mbps) trên cả 2 băng tần 2.4GHz và 5GHz, 2 cổng USB 2.0 dùng cho mục đích chia sẻ dữ liệu và các mục đích khác, ứng dụng quản lý router AiCloud dành cho nền tảng di động như Google Android hay Apple iOS, bảo hành 3 năm và đặc biệt logo giải thưởng của năm 2014 từ tạp chí công nghệ PCMag. Chưa hết, người sở hữu chiếc router này sẽ được ASUS cấp dung lượng lưu trữ đám mây lên đến 100GB khi đăng ký sản phẩm RT-AC66U trên trang chủ ASUS.
Phía sau hộp giới thiệu chi tiết hơn về RT-AC66U như:
- Tốc độ truyền tải hỗn hợp 1750Mbps trên cả 2 băng tần 2.4GHz/5GHz. Hiện tại đây là tốc độ truyền dữ liệu cao nhất vào thời điểm này đối với một chiếc router chuẩn 802.11ac. Ngoài ra, ứng dụng tích hợp AiRadar trên router sẽ tự động phân tích vị trí các điểm kết nối và quyết định tăng hay giảm cường độ phủ sóng WiFi đến các điểm kết nối để đảm bảo các thiết bị tại các điểm kết nối này luôn có tốc độ truyền tải tốt nhất có thể.
- Chức năng AiCloud trên AC66U cho phép người dùng có thể lưu trữ, truy cập và chia sẻ dữ liệu từ router đến các thiết bị khác trong cùng một mạng. Ngoài ra, AiCloud còn có thể liên kết với tài khoản lưu trữ đám mây ASUS WebStorage để có thể đồng bộ dữ liệu cũng như chia sẻ với người khác thông qua mạng Internet.
- Với 2 cổng USB, người dùng có thể tạo cho mình một FTP server chứa dữ liệu chia sẻ nội mạng hoặc ngoại mạng bằng cách cắm ổ lưu trữ di động vào hoặc cắm máy in đa chức năng vào là sẽ có ngay một máy in mạng v.v...
- Bảng so sánh một số chuẩn WiFi thường thấy ở các router so với AC1750 của RT-AC66U
Đây là nhân vật chính của chúng ta: RT-AC66U. Như chúng ta thấy, chiếc router này có 3 cột thu phát sóng 3x3 qua đó giúp nó có thể phát sóng xa hơn cũng như hiệu suất hoạt động không bị sụt giảm nhiều theo vị trí kết nối từ các thiết bị di động. Phần vỏ trước được dập các hoa văn tạo thành các đường họa tiết chéo nhìn khá sang trọng và đẹp mắt. Phía dưới là dãy đèn tín hiệu báo tình trạng của router.
Phía trên góc phải của mặt trước là logo ASUS cùng tên mẫu router RT-AC66U song tần 3 thu 3 phát 3x3, chuẩn WiFi hỗ trợ 802.11ac và thông tin Gigabit Router cho chúng ta biết các cổng LAN trên AC66U sẽ có băng thông tốc độ cao 1Gbps.
Mặt đế của AC66U nhìn khá bề thế với 3 dãy khe thoát nhiệt được cách điệu rất hiện đại và đẹp mắt. Bên cạnh đó, ASUS có đục 2 lỗ hình chữ thập cho phép chúng ta có thể treo AC66U ở trên tường và 4 nút cao su giữ cố định router khi chúng ta đặt AC66U trên mặt bàn làm việc.
Cũng ở phia mặt đế, ở giữa là tem thông tin số S/N, địa chỉ MAC cùng mã PIN của AC66U. Các thông tin này sẽ dành cho bạn tham khảo trên website sản phẩm ASUS.
Đây là dàn cổng kết nối trên chiếc AC66U. Bỏ qua 3 đầu xoắn nối 3 anten thu phát sóng, tính từ trái sang phải chúng ta có các cổng và nút chức năng sau:
Đầu cắm nguồn DC IN
Nút nguồn Power
2 cổng USB 2.0
Nút reset kiêm trả về thiết lập gốc
Cổng WAN Gigabit
4 cổng LAN Gigabit đánh số từ 1-4
1 nút WPS
Phía trước của AC66U chỉ có tem dán của nhà phân phối Vĩnh Xuân nằm dưới tem bảo hành 3 năm. Tôi không rõ đây là chủ ý hay vô ý từ nhà phân phối Vĩnh Xuân khi họ dán tem cẩu thả như vậy.
Góc chụp 3D của AC66U. Như chúng ta thấy, chiếc router này nhìn khá là dày nhưng cảm giác cầm trên tay của tôi rất nhẹ nhàng không nặng nề như bạn nghĩ đâu.
Phần phụ kiện của AC66U bao gồm:
1 cục adapter nguồn
3 đầu jack kết nối: 3 chấu dành cho thị trường Singapore, 2 chấu chéo dành cho thị trường châu Âu và 2 chấu tròn dành cho thị trường Mỹ.
1 chân đế đứng
3 anten thu phát sóng
1 sợi cáp RJ45
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet