Theo ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng đầu năm đã giảm 11,3% so với cùng kỳ 2015. Tính đến tháng 6.2015, lượng khách quốc tế đến du lịch Việt Nam đã giảm trong 13 tháng liên tiếp. Có lẽ đây là đợt suy giảm lâu nhất của ngành du lịch.
Bên cạnh đó, ngành du lịch đang tồn tại nhiều yếu kém, bất cập như ăn xin, đeo bám khách, phương thức kinh doanh chộp giật, giá cả chưa đồng nhất, an toàn thực phẩm… ảnh hưởng tới sự bền vững và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Trong khi đó, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng có nhiều rào cản cản trở sự phát triển của ngành du lịch song quan trọng chính là hiệu quả thấp của xây dựng môi trường cho doanh nghiệp, mặc dù các khách sạn 5-7 sao phát triển nhưng vấn đề khách du lịch có vào nhiều không và có chi tiêu không.
Cũng theo bà Ninh, visa quan trọng nhưng cơ bản, động lực đầu tiên là vấn đề khách du lịch có đến Việt Nam không, định vị của Việt Nam trên bản đồ du lịch không bằng sức hút ở chỗ nào. Ngoài ra, bà Ninh cũng đề cập đến vai trò của các đại sứ Việt Nam trong việc hỗ trợ du lịch.
Đồng quan điểm với bà Tôn Nữ Thị Ninh, PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho biết, cần làm lại ngành du lịch, xác định du lịch là ngành mũi nhọn nhưng chưa bao giờ đạt được hiệu quả mong muốn.
"Đây là thời điểm tốt để tư duy lại trong bối cảnh đang tái cơ cấu lại, thay đổi mô hình tăng trưởng, nhìn ra thế giới đang thay đổi buộc phải thay đổi tư duy những gì trước đây", ông Thiên cho hay.
Năm 2014, ngành Du lịch đón tiếp và phục vụ 7,78 triệu lượt khách quốc tế, 38,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt 230 nghìn tỷ đồng (10,7 tỷ USD). Du lịch đóng góp khoảng 6% vào GDP, tạo 30.000- 40.000 việc làm mới mỗi năm.
Đến nay cả nước có 1456 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hơn 13.000 doanh nghiệp lữ hành nội địa, 15.500 hướng dẫn viên du lịch...
P.V (TH)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet