Nội dung

Do vị trí đắc địa ngay giữa Trung tâm quận 1, đồng thời là nhà thờ Chánh tòa của Tổng giáo phận TP.HCM nên rất nhiều giáo dân tập trung trong các dịp lễ, kể cả người dân. Đây cũng là điểm du lịch, tham quan của nhiều du khách quốc tế mỗi khi đến TP.HCM, và địa điểm chụp hình yêu thích của các bạn trẻ hoặc các cặp đôi chụp ảnh cưới.  

Do tuổi đời gần 140 năm, trông bên ngoài Nhà thờ Đức Bà dường như vẫn nguyên vẹn, nhưng bên trong cũng có nhiều hạng mục xuống cấp và cần được trùng tu trong thời gian tới.

Nhà Thờ Đức Bà có chiều dài 91m; rộng 35,5m, vòm mái chính cao 21m và hai tháp chuông cao 57m, là công trình kiến trúc được xây dựng với tổng kinh phí 2,5 triệu France vào năm 1877. Ít ai biết rằng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép và ốc vít đều mang từ Pháp sang.

Tuy nhiên, bộ chuông cổ, cùng tuổi đời với Nhà thờ Đức Bà mới là điều đáng nói. Theo ông Phạm Vĩnh Nha, người “quản chuông” cho biết trên Thanh Niên, bộ chuông cổ độc đáo của Nhà thờ Đức Bà bao gồm 6 quả, nặng tổng cộng gần 30 tấn do Hãng đúc chuông Bolley chế tác năm 1879 tại Pháp. Tên 6 quả chuông được gọi bằng 6 cung nhạc, do vậy, chuông nhà thờ là có âm sắc riêng không thể lẫn vào đâu.
Điều chưa biết bên trong nhà thờ đức bà
Bộ chuông gồm 6 quả chuông với âm thanh độc đáo, độ ngân vang đến 10km

Bộ chuông được bố trí bên trong 4 bức tường gạch của 2 khúc tháp phía trên cùng của 2 tháp chuông. Mỗi khúc tháp có chiều ngang khoảng 6 m, chiều cao khoảng 8 m. Mỗi tháp chuông cách mặt đất khoảng 37m.

Gác chuông bên phải (phía bên Trường Hòa Bình) có hai chuông mang tên nốt nhạc La và Do. Gác chuông bên trái có 4 quả chuông Sol, Si, Mi và Re.

Tháp chuông khi mới khánh thành vào dịp lễ Phục sinh (11.4.1880) có mái bằng (cao 36,6 m). 15 năm sau đó, chuông được thiết kế thêm phần mái nhọn lắp ghép bằng tôn và khung thép nâng chiều cao lên 60,5m. Độ cao này tương đương tòa nhà hơn 20 tầng, tuy nhiên, đường dẫn từ mặt đất lên đỉnh tháp chuông chỉ có độc nhất một cầu thang bộ làm bằng đá, gỗ và sắt với độ dốc rất lớn.
Điều chưa biết bên trong nhà thờ đức bà
Đường đi lên tháp chuông bằng thang gỗ dốc đứng
Điều chưa biết bên trong nhà thờ đức bà
Người 'quản chuông' của nhà thờ Đức Bà - Ảnh: Tân Phú 

Những chiếc chuông được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba quả chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật rờle điện. Khi đổ cùng lúc 6 chuông, tiếng chuông được cho là vang xa trong phạm vi 10km.

Ngoài ra, giữa hai ngọn tháp, đối diện bàn thờ chính của ngôi thánh đường là gác đàn. Tại đây đặt một chiếc đàn organ ống, được cho là một trong hai cây cổ nhất Việt Nam hiện nay. Nó được các chuyên gia nước ngoài làm thủ công, thiết kế riêng để âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3 m, ngang chừng 4 m, dài 2 m chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng 10 cm. 
Phong Anh (Tổng hợp)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

10 địa danh bạn nên đến khi còn trẻ

Khi còn đủ sức để bay lượn, ngao du sơn thủy bạn hãy đi hết nhưng nới bạn muốn đi, để tận hưởng được cuộc sống thú vị như thế nào. Đây là 10 địa danh bạn nên đến nè. Thiên đường hoa...

Xem thêm  

Mờ mờ, ảo ảo một con đường.

Nếu ai đã từng du lịch Đà Lạt - Nha Trang, chắc hẳn phải nhớ 1 con đèo mờ ảo mà khách du lịch thường gọi là đèo Omega. Ngoài ra nó còn biết đến với tên đèo Hòn Giao ( do chạy gần đỉnh núi Hòn...

Xem thêm  

6 bước chuẩn bị cho mỗi chuyến đi

Trong mỗi chuyến đi dù ngắn hay dài đều phải chuẩn bị đầy đủ r đừng để đi giữa đường mới phát hoảng vì bình xăng sắp cạn, thời tiết xấu hay hành lý quá nặng.Ngoài những vấn đề cơ bản...

Xem thêm