Lan quân tử
Nhiều người lầm tưởng lan quân tử thuộc họ lan (Orchidoideae) nhưng thực tế lại không phải. Lan quân tử có tên khoa học là Clivia nobilis l thuộc họ Amaryllidaceae và có nguồn gốc từ Nam Phi. Hoa lan quân tử còn được nhiều người gọi là lan huệ cam, huệ đỏ hay đại quân tử.
Lan quân tử có thể được nhân giống vào mùa xuân và mùa thu hàng năm, hái một chiếc lá ở gốc cây, đợi vết thương của lá khô rồi cắm xiên vào đất cát, giữ ẩm cho đất thường xuyên, nếu nhanh thì 10 ngày là bén rễ, nhưng có khi lâu 20 ngày đến 1 tháng mới nảy mầm.
Trong việc bảo dưỡng lan quân tử hàng ngày, điều quan trọng là phải có môi trường thông thoáng, vì vậy cây trồng trong chậu nên được đặt ở nơi thoáng gió.
Cây sống đời
Cây sống đời không quá xa lạ với mỗi người hiện nay, vì nó là một loại cây cảnh thường dùng để trang trí văn phòng hoặc nội thất trong nhà. Tương tự như cái tên của loài cây này “sống đời” - chúng là loại cây được rất nhiều người ưa chuộng vì mang đến nguồn sức sống vô cùng mạnh mẽ, tượng trưng cho sự trường thọ, sức khỏe dồi dào.
Nhiệt độ thích hợp để nhân giống hoa trường thọ bằng phương pháp cắt lá là khoảng 25 độ C. Có thể ngắt lấy lá khỏe cắm phần cuống lá vào đất, phơi lá và đặt nơi thoáng mát để bảo dưỡng. Trong quá trình nảy mầm, đất cần được giữ ẩm và không nên tưới nước quá thường xuyên. Sau 10 ngày, rễ của lá giâm có thể bén rễ, lúc này đặt cây con ở nơi có nắng để cây phát triển nhanh hơn.
Lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là một loài cây khá đặc biệt, nó vừa có giá trị thẩm mỹ cao về việc trang trí không gian nhà cửa, mà cũng vừa là một loài cây phong thủy mang đến tài lộc, may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, cây lưỡi hổ có thể dùng để trị bệnh thông thường như ho, viêm họng,...
Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc và dễ nhân giống. Đối với loài cây này, chúng ta có nhiều cách nhân giống khác nhau. Đặc biệt cách nhân giống cây lưỡi hổ từ lá là cách nhân giống phổ biến nhất mà các chị em phụ nữ thường làm tại nhà vì rất đơn giản.
Đầu tiên, các bạn chọn lá cây lưỡi hổ mẹ khỏe mạnh, xanh tươi từ chậu cây và dùng kéo cắt sát phần gốc. Sau đó ta cắt lá cây đó thành nhiều đoạn có độ dài khoảng 5-7cm và nhớ phải cắt hình chữ V ngược ở phần đáy của những đoạn lá vừa cắt.
Sau khi cắt xong, chúng ta để khô các đoạn lá giâm khoảng 2-3 ngày để làm khô và chai cứng các vết cắt. Bước tiếp theo, các bạn lấy các đoạn lá giâm vào các lọ hoặc bình chứa nước sạch sao cho ngập nước hết phần đáy hình chữ V ngược. Chúng ta đặt chúng ở nơi có ánh sáng mặt trời và thường xuyên thay nước khoảng vài ngày một lần. Sau thời gian từ 3-5 tuần rễ sẽ mọc ra, lúc này bạn chỉ cần mang ra đất tơi xốp trồng là xong.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet