Khi nào nên thao tác bóp côn và khi nào không nên?
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý một số trường hợp chẳng hạn như việc bóp côn khi phanh, trong trường hợp này có một số anh em đều nghĩ là phanh không bóp côn sẽ an toàn hơn, bởi vì có lực máy gằn lại - chiếc xe sẽ giảm tốc tốt hơn. Điều này theo mình tham khảo là chưa thật sự chính xác.
Khi phanh gấp bằng phanh trước, lực từ các ngón tay sẽ siết vào tay phanh. Một số trường hợp giữ cổ tay và lòng bàn tay không chắc, dẫn đến tình trạng nhấn ga khi phanh, gây nguy hiểm.
Lúc này khi không bóp côn, động cơ vẫn đang truyền lực lên bộ nồi qua nhông sên dĩa khiến cho bánh xe quay. Ngược lại, khi côn đã được cắt hết thì thì mọi truyền động của động cơ cũng được cắt, chiếc xe chỉ còn lao đi bằng trớn. Như vậy nên bóp côn khi phanh, anh em chỉ phải giảm lực trôi của xe, sẽ dễ xử lý hơn rất nhiều.
Một vấn đề khác về việc bóp côn đó chính là khi vào cua. Một số anh em nghĩ rằng khi bóp chặt tay côn (âm côn) có thể cải thiện khả năng kiểm soát chiếc xe. Nhưng thực tế, khi vào cua việc bóp côn sẽ khiến chiếc xe trôi nhanh hơn vì hệ thống ly hợp không hoạt động.
Như vậy vô tình chiếc xe sẽ trở nên chạy nhanh hơn và chỉ còn cách là sử dụng phanh để hãm tốc độ. Nhưng xin lưu ý rằng khi ôm cua mà chúng ta sử dụng phanh thực sự không dễ dàng như chạy ở đường thẳng và cực kỳ nguy hiểm gây trượt bánh xe, dễ dẫn đến tai nạn ngoài ý muốn.
Như vậy khi vào cua chúng ta không nên âm côn vì sẽ dễ mất đi khả năng kiểm soát chiếc xe.
Như vậy việc bóp côn là cần thiết khi cần chuyển số, khi chạy xe ở tốc độ chậm dễ khiến tắt máy và khi ở tốc độ cao đang sử dụng phanh trước. Còn khi vào cua là không nên bóp côn quá lâu (âm côn).
Có thể qua bài viết này sẽ giúp một số anh em hiểu rõ được thói quen nào là tốt và nên tránh những trường hợp nào trong khi thao tác bóp côn. Mọi bổ sung về thiếu sót của chủ đề hôm nay xin anh em hãy góp ý ở phần bình luận để hoàn thiện hơn, mình xin cảm ơn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet