Nội dung

“Cứ 100 khách đến TP HCM thì chỉ có 4 người đi xem nghệ thuật”, là con số được nêu ra tại Tọa đàm Giải pháp phát triển các chương trình nghệ thuật phục vụ du lịch diễn ra ngày 19/10.

Hiện nay du khách có nhiều lựa chọn về khám phá và thưởng thức nghệ thuật mang bản sắc văn hóa Việt Nam như các chương trình biểu diễn nhạc cụ truyền thống tại nhà hàng, du thuyền; show diễn định kỳ tại các nhà hát; bảo tàng… Múa rối cạn và múa rối nước , À Ố Show, Amazing Viet Show, Đám cưới cổ truyền Nam Bộ gắn với tour du lịch trên sông Sài Gòn… là những cái tên được biết đến nhiều.

Khách tây buồn ngủ khi nghe nhạc cổ truyền

Chương trình nghệ thuật Sài Gòn xưa và nay diễn định kỳ tại nhà hát Bông Sen, TP HCM. Ảnh: Thắng Hồ.

Tuy nhiên, dưới góc độ của các công ty lữ hành, nhiều chương trình nghệ thuật vẫn chưa thực sự thu hút du khách để tạo thành điểm đến thường xuyên và cố định trong tuyến du lịch HCM.

“Các tiết mục cổ truyền hay với khách Việt nhưng với khách tây thì cần phải chọn lọc kỹ để biểu diễn. Họ rất dễ buồn ngủ nếu nghe cải lương hay tiết mục hát, đàn dân tộc đơn thuần”, ông Phan Xuân Anh - Công ty du lịch Tân Hồng chia sẻ.

Nhiều đơn vị lữ hành có đồng quan điểm. Du khách thích thú hơn với các tiết mục hát múa dân gian có tiết tấu sôi động, vui tươi. Các tiết mục múa đẹp và ấn tượng nên được khai thác nhiều hơn, chẳng hạn múa Kh’mer hoặc xiếc đương đại.

Hơn nữa, thời lượng một show diễn 60 phút như hiện nay là dài, bởi trong buổi tối du khách thích đi chợ đêm, phố Tây và nghỉ ngơi cho hành trình hôm sau. Các show nên diễn trong trong 30-45 phút sẽ phù hợp hơn.

NSƯT Ngô Tuyết Mai, người mở Ngôi nhà âm nhạc Trúc Mai, đón và phục vụ nhiều du khách nước ngoài thưởng thức ca nhạc dân tộc chia sẻ, khách Tây mới đầu nghe nhạc sẽ khó yêu thích, vì gần như không hiểu gì. Điều khiến họ muốn nghe tiếp, nghe lại và giới thiệu cho bạn bè là những câu chuyện liên quan đến tiết mục, điển tích, hay nhạc cụ độc đáo như đàn đá, đàn T’rưng…

Các đơn vị tổ chức và bán chương trình nghệ thuật mong muốn nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn của công ty lữ hành để thấu hiểu nhu cầu nghệ thuật của du khách, từ đó truyền tải câu chuyện và bản sắc dân tộc, đặc biệt là đến khách nước ngoài.

Trên thực tế, khách nước ngoài đến TP HCM thường lưu lại 2-3 ngày, rồi di chuyển đến miền Tây, Đà Lạt, miền Trung - những nơi họ cũng thưởng thức nghệ thuật truyền thống. “Cần có sự phối hợp và linh hoạt giữa các đơn vị để họ thực sự hứng thú và dành thời gian cho các chương trình nghệ thuật ở TP HCM, giống như các show diễn ở Thái Lan luôn xuất hiện trong tour và hút khách”, bà Hồ Thị Bích Thủy, đại diện Chợ Lớn Tourist bày tỏ.

Xem thêm: Khách Tây gọi Sài Gòn là thành phố 'điên rồ' nhất châu Á

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Thành viên mới cần lưu ý khi phượt.

Đối với mình phượt là những chuyến đi thú vị trải nghiệm thực tế để giải thoát tinh thần chứ không phải phượt để hành xác. Các bạn phải biết tôn trọng bản thân và sức khỏe của mình đi...

Xem thêm  

Phượt Đất Mũi - Cà Mau

Là người Cà Mau, sinh ra và lớn lên nơi tận cùng tổ quốc vậy mà chưa một lần mình đặc chân tới đất mũi vì vậy sáng hôm đó mình nói với bà xả "2 đứa mình đi Đất Mũi" "Thiệt hả anh, khi nào...

Xem thêm  

8 lưu ý cho chuyến đi gia đình.

Trên nước ảnh cũ, hình ảnh xe đẩy bán hàng rong, gánh quà vặt, sạp ăn ven đường giúp bạn khám phá nhiều điều thú vị về ẩm thực vỉa hè Sài Gòn của thế kỷ trước. ​​Qua khung ảnh xưa, hình...

Xem thêm  

Đi phượt Phú Quốc bạn cần biết?

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam nằm ở phía nam của tổ quốc. Là một huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, có nhiều đảo lớn nhỏ nằm rải rác xung quanh đảo chính Phú Quốc. Du lịch Phú Quốc...

Xem thêm