Người dân hy lạp tỏ ra không mấy mặn mà với ý tưởng trên. "Đó là một sự sỉ nhục. Điều đó chẳng khác gì chúng tôi sẽ bán cả kỷ niệm liên quan tới tổ tiên, lịch sử của mình", Georgios Daremas, một nhà chiến lược kiêm cố vấn cho Bộ Lao động, an sinh và đoàn kết xã hội của Hy Lạp nói trên Time vào hôm đầu tuần.
Trong các đảo mà Hy Lạp dự định bán, một số trong đó không có người ở và là nơi kém phát triển. Ảnh: Travelandleisure. |
Đây không phải là lần đầu, Hy Lạp được nhắc tới trong cuộc tranh luận về bán đất đai để trả nợ. Năm 2010, hai nhà lập pháp bảo thủ người đức đã dấy lên tranh cãi trong dư luận về gợi ý tư nhân hóa thành cổ Acropolis. Trước lời gợi ý này, người Đức đưa ra khá nhiều câu đùa hài hước khiến người Hy Lạp tức tối như: "Sao không bán luôn Acropolis để trả nợ cho người Đức nhỉ".
Đáp lại những lời trêu chọc trên, Natalia Kosmidou, một hướng dẫn viên du lịch ở Athens cho biết đây là một sự hài hước lố bịch. "Chắc hẳn người Đức đã uống quá nhiều bia. Chúng tôi sẽ luôn gìn giữ các di tích lịch sử của mình, dù người dân có phải đi ăn xin hay không có tiền".
Tuy nhiên, vấn đề nợ nần là của châu âu , và không mấy du khách bận tâm tới cuộc khủng hoảng tài chính này. Càng ngày, lượng du khách đổ về Hy Lạp càng nhiều, bởi họ muốn tận dụng chi phí siêu rẻ khi tới đây nghỉ dưỡng. Tìm kiếm các thông tin về du lịch về quốc gia này trên Google được đánh giá là nhiều nhất trong 10 năm trở lại.
Xem thêm: Những thắc mắc của du khách khi tới Hy Lạp thời khủng hoảng.
Anh Minh (theo Travelandleisure)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet