Khoảng 14.800 đến 5.500 năm trước nơi đây từng có một hồ nước lớn, kéo dài hàng chục km. Trong những thiên nhiên kỷ tiếp theo khí hậu trở nên khắc nghiệt, khô cằn, nước trong hồ giảm đi đáng kể, những cồn cát xuất hiện chia nó thành nhiều lưu vực nhỏ, 18 là số lượng hồ nước hiếm hoi còn sót lại.
Các hồ này có mực nước khá thấp, nằm cạnh những vách đá sa thạch và những ngọn đồi, nơi có mạch nước ngầm. Gió đông bắc gần như xuất hiện quanh năm, bầu trời không có một gợn mây khiến tỷ lệ bốc hơi nước rất cao. Nhưng mạch nước ngầm dưới lòng đất đủ lớn để cung cấp nước cho các hồ nhỏ cho dù tốc độ bốc hơi cao. Đặc biệt, chính nhờ hệ thống thủy văn độc đáo này mà những hồ nước ngọt có thể duy trì trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của sa mạc khô cằn nhất thế giới này.
Một hình ảnh của NASA chụp vào ngày 14 Tháng 11 năm 2009, bởi phi hành đoàn của ISS
Hồ nước sinh học quan trọng và lớn nhất (hồ Teli, nằm ở khu vực phía đông và có tên gọi khác là Ounianga Serir) có diện tích bề mặt 4.4km2 và có độ sâu tối đa 10m. Nước trong hồ rất sạch, cung cấp đầy đủ cho sự sống của khu vực này. Nền cát có độ xốp cao, do đó dòng nước có thể chảy tự do dưới lòng đất giữa hồ Teli và 13 hồ nhỏ khác ở khu vực phía đông.
Xa hơn về phía tây, những cồn cát và rặng núi đá sa thạch góp phần tạo nét đặc trưng của vùng sa mạc Sahara, khu vực này bao gồm 4 hồ (được gọi là Ounianga Kebir), chúng bị chi phối bởi hồ Yoan (diện tích bề mặt 3,6km2 và sâu 27m). Đây là hồ nước mặn chỉ cung cấp nguồn sống cho tảo và một số loài vi sinh vật khác. Những phiến đá bao quanh hồ được bao phủ bởi màu trắng của muối biển.
Hệ thực vật tươi tốt phát triển xung quanh hồ
Nước trong hồ rất trong
Khu vực hồ Ounianga là một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với hình dạng và màu sắc nổi bật
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet