Một góc Thành Tà Kơn
Huyền thoại
Về huyền tích của thành Tà Kơn, người Ba Na kể lại rằng: “Ngày xưa, trong làng có nàng Hơ-Bia rất xinh đẹp. Thần núi đem lòng yên và muốn lấy nàng làm vợ. Thần núi rất xấu trai, thần có khuôn mặt bằng đá, dưới cằm có yếm như yếm bò cái. Khi đội quân của thần núi kéo đến, nàng Hơ-bia bèn dùng trí thông minh để thử tài và yêu cầu nếu thần vượt qua được ba cuộc thử tài của nàng thì sẽ chấp nhận lấy thần. Lần thử thứ nhất là lấy nước đổ vào gùi, làm sao cho nước đừng chảy; thứ hai là lấy vỏ chuối đem trồng cho mọc thành cây và thứ ba là lấy con gà chặt đầu rồi phơi khô mà gà vẫn sống. Cả ba lần thần núi đều vượt qua được, hai người thành vợ chồng và cùng nhau xây nên thành Tà-Kơn này”.
Cũng có truyền thuyết: “Tà Kơn xưa kia vốn là ngôi nhà của ba anh em: Trum, Trăm và Hơ-Bia. Họ là hai ông vua, còn người em út Hơ-Bia là một công chúa xinh đẹp, thông minh. Một vị vua xứ khác tên là Bok Tơpơnka có ý định cầu hôn Hơ-Bia, nhưng đó là vị vua ác, không được công chúa yêu và hai người anh đã từ chối lời cầu hôn. Không cưới được nàng công chúa xinh đẹp, vua Bok Tơpơnka nảy sinh ý chiếm đoạt, liền kéo quân đánh thành Tà Kơn.
Khi quân binh đánh thành kéo đến thì mặt trời sắp lặn nên hai vua giữ thành liền bảo với Bok Tơpơnka: “Cũng đã muộn rồi, để chúng tôi nấu cơm cho binh lính của ngài ăn lấy lại sức mai đánh nhau”. Thế rồi họ sai người lấy sừng trâu nấu với bí đao thật nhuyễn phân phát cho quân địch. Khi nước sừng trâu nguội, cô quánh lại làm thắt ruột binh lính của Bok Tơpơnka. Không còn quân binh để đánh chiếm thành, Bok Tơpơnka định bỏ chạy thì hai vị vua Trum và Trăm giữ lại, đòi tỉ thí phân định hơn thua mà không dùng đến vũ khí. Đầu tiên, mỗi bên thả ra một con sóc, con nào kêu to hơn là bên ấy thắng. Con sóc của Bok Tơpơnka “bị câm” nên vị vua giữ thành thắng. Sau đó mỗi bên thả ra một con gà trống và chỉ con gà của vua Trum là gáy được nên Bok Tơpơnka lại thua. Tiếp đến là mỗi bên trồng một cây chuối, vừa trồng xong là cây chuối của vua Trum liền ra hoa còn cây chuối của Bok Tơpơnka cứ đứng rũ nên phần thắng liên tục thuộc về Trum. Bị thua bẽ mặt, Bok Tơpơnka tiếp tục huy động binh lính đánh thành và đã bị hai anh em Trum, Trăm chặt làm 3 khúc. Nhưng Bok Tơpơnka lấy đầu ngựa gắn vào đầu mình, lấy thân thuyền làm bằng đá gắn vào làm chân của mình và sống dậy. Hai vị vua Trum, Trăm hoảng loạn phá thành, đạp nóc nhà và bỏ chạy về hướng biển Đông rồi biến mất, còn công chúa Hơ-Bia đi về đồi KônSơrut (làng K2, xã Vĩnh Sơn), giờ nơi ấy người ta gọi là Vườn cam Nguyễn Huệ. Sau đó, người làng Kon Blò không biết gì về 3 anh em nhà vua nữa”. Nhưng hàng năm người làng đều mang đến thành Tà Kơn một con dê để cầu xin 3 anh em nhà vua bảo hộ cho dân làng.
Lịch sử
Vào đầu thế kỷ XIII, khu vực Tà Kơn và vườn cam Nguyễn Huệ là một trong những căn cứ trong buổi đầu khởi binh của phong trào Tây Sơn. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tà Kơn nằm trong khu căn cứ địa cách mạng của tỉnh Bình Định, có thời kỳ địch chiếm đóng, cho xây dựng cứ điểm và sân bay trực thăng dã chiến.
Hiện nay, di tích Tà Kơn (hay còn gọi là thành Tà Kơn) được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh có hệ sinh thái động, thực vật rất phong phú, nơi nổi tiếng với nhiều loài gỗ quý chủ như chò chỉ, lát hoa, sao, dầu, giẻ, re, kiềng kiềng, mật, lim xanh, sến, dổi…. có tuổi đời trên hàng trăm năm và bên dưới sườn núi là những cột đá tự nhiên được xếp chồng đều đặn chẳng khác nghệ thuật sắp đặt hiện nay; có chiều cao khoảng 20-30m; chiều dài hơn 300m, chiều rộng bề mặt chừng 10- 50m.
Theo các nhà lịch sử học và địa chất học, thành Tà Kơn là những khối đá hình lục lăng, hình trụ được hình thành qua biến đổi kiến tạo địa chất thuộc địa khối Kon Tum được cấu tạo bởi nham thạch cổ nhất, có niên đại từ 1,8 - 2 triệu năm, cũng là nơi cư trú của cư dân bản địa Bana Kriêm. Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này không chỉ trở thành danh thắng nơi núi rừng này mà nó đã đi vào sử thi của họ... Được biết, Bảo tàng Tổng hợp Bình Định đang phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vĩnh Thạnh
Được biết thời gian qua, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Vĩnh Thạnh phối hợp Bảo tàng Tổng hợp Bình Định khảo sát, lập hồ sơ đề nghị công nhận Tà Kơn là di tích lịch sử danh thắng cấp tỉnh. Nếu di tích lịch sử này được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định công nhận là di tích lịch sử - danh thắng cấp tỉnh.
Sau khi được xếp hạng, di tích lịch sử và danh thắng này sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa và cảnh quan thiên nhiên nơi đây, nối kết các điểm du lịch văn hóa, lịch sử và danh lam thắng cảnh trên bàn và tour du lịch hấp dẫn dọc hành lang Đông – Tây theo quốc lộ 19 từ hệ thống tháp Chăm Quy Nhơn, Tuy Phước, Bảo tàng Quang Trung, khu du lịch sinh thái Hầm Hô, Kính Thiên Đàn, Hồ thủy điện Định Bình, Thủy điện Vĩnh Sơn…. Đặc biệt, là thành Tà Kơn huyền bí ở đó du khách có thể tham quan rừng nguyên sinh bạt ngàn, hệ thống động, thực vật phong phú, những khe suối đẹp, hang động cuốn hút, các làng bản ruộng nương của người Ba Na thơ mộng, các lễ hội độc đặc sắc: cồng chiêng, đâm trâu, khánh thành nhà rông, mừng lúa mới, và thưởng thức những món ăn ngon dân dã đậm chất hương vị của núi rừng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet