Nhà 7x18 nằm trong khu vực dân cư đông đúc và hỗn loạn của Hà Nội. Làng Tứ Liên với nghề trồng đào và quất, đặc biệt nhộn nhịp khi Tết về. Vì vậy, chủ nhà yêu cầu thiết kế phải phù hợp với nền văn hóa xung quanh.
Đội ngũ thiết kế cùng với chủ nhà là một chàng trai trẻ, độc thân đã phác thảo những tiêu chí cho dự án sau đây:
- Tiết kiệm năng lượng
- Tạo không gian sống hấp dẫn, cởi mở nhưng vẫn đảm bảo an toàn
- Sử dụng vật liệu địa phương
- Tính linh hoạt trong sử dụng
Hệ lam giúp thoáng gió mà vẫn đảm bảo tính riêng tư, an toàn
Khi phân tích đặc điểm khu vực xây dựng dự án, “không gian hướng nội” nhanh chóng được quyết định để phát triển cơ cấu không gian và mặt bằng. Các chức năng, khoảng trống, sân vườn được phân tách theo trục đứng và trục ngang. Tất cả tạo thành một tổ hợp đặc/rỗng nằm trong khối tích 1134m3 (7x18x9) của ngôi nhà. Các không gian đều tận hưởng được tối đa ánh sáng, thông gió tự nhiên, hạn chế sử dụng đèn điện vào ban ngày, đồng thời kiểm soát được cường độ ánh sáng tự nhiên mùa hè bằng hệ thống lam chắn nắng của mặt đứng và mái.
Ngôi nhà hướng Tây Nam với mặt chính rộng (7m). Hơn nữa, khoảng cách với nhà đối diện khá hạn chế (5.5m). Hai yếu tố này dường như là thử thách với nhiệm vụ thiết kế đã được đặt ra.
Hệ lam hoàn thiện tính riêng tư trong không gian nội thất,. Chúng được xếp dày đặc hơn ở vị trí phòng ngủ, mỏng hơn ở vị trí khu vườn và khoảng trống.
Mặt đứng được xử lý bằng việc sử dụng hệ nan thép kết hợp thép lá bản rộng theo trục đứng. Mật độ, sự giao thoa sóng 2 chiều của các lá thép bản sẽ phụ thuộc vào chức năng bên trong – có cần sự riêng tư hay không. Toàn bộ mặt kính phía trước được lùi vào, tạo khoảng không gian đệm với hệ nan đứng, tránh nắng trực tiếp. Với phương án này, hệ mặt đứng sẽ đóng vai trò lớp mành ngăn nắng mùa hè, cho phép nắng mùa đông lọt vào không gian bên trong đồng thời tăng tính riêng tư cho người sử dụng và đảm bảo sự an toàn cho không gian trong nhà được mở tối đa.
Cây khế được chuyển về trồng tại khoảng sân vườn tầng 2 lấy từ ngôi nhà cũ như một cách giữ lại kỷ niệm
Không gian phòng ngủ được kết nối với phòng tập gym ở tầng 3 bằng thang thép tròn, nằm ngoài hệ thống sân vườn ngoài trời, tạo thành khối tích 343m3 (7x7x7) riêng tư cho chủ nhà. Cây khế cổ thụ được chủ nhà lưu giữ từ ngôi nhà cũ. Sau khi công trình hoàn thiện, cây khế được chuyển về, trồng tại khoảng sân vườn tầng 2 – như một cách giữ lại kỷ niệm.
Với vị trí đặc trưng nằm trong khu vực trồng đào, quất truyền thống nên nhóm thiết kế đã giành vị trí trung tâm của nhà để đặt cây cảnh truyền thống
Bê tông không trát, gạch gốm, gạch hoa (gạch bông) và gỗ mộc cho đồ nội thất là những chất liệu được sử dụng xuyên suốt cho dự án. Tất cả đều là những vật liệu rẻ tiền nhưng được xử lý chi tiết kỹ càng, phù hợp với chức năng sử dụng, mang lại một làn gió mới cho những thứ vật liệu không mới.
Rất nhiều khu vực trong là sử dụng bê-tông không trát
Gạch bông làm điểm chấm phá cho không gian trong nhà
Cuối cùng, nhóm thiết kế đã mang lại cho chủ nhà một không gian ở cá tính, thỏa mãn được nhu cầu ban đầu đã đặt ra và đóng góp thêm một giải pháp cho nhà ở đô thị Việt Nam hiện đang rất hỗn độn và nhàm chán.
Phòng ngủ sang trọng của gia chủ kết nối với khu phòng tập gym ở phía sau
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet