Sau những ngày nghỉ Tết dài, có lẽ nỗi "ám ảnh" lớn nhất của nhiều người khi quay trở lại nhà trọ học tập, làm việc, nhất là các bạn sinh viên là việc phải dọn dẹp những thứ đồ bị mốc xanh mốc đỏ, bốc mùi ôi thiu hôi thối vì lỡ để quên không dọn trước khi về ăn Tết.
Và món đồ thường bị bỏ quên nhiều nhất chính là nồi cơm điện, bởi nồi thường được đậy kín nên nếu không trực tiếp kiểm tra, sẽ khó phát hiện ra trong nồi vẫn còn cơm thừa hay cọ rửa chưa sạch. Chỉ cần để vài ngày, đồ ăn thừa trong nồi sẽ "mọc lên" đủ thứ mốc xanh đỏ tím vàng, bốc mùi "kinh hoàng" mà chắc có ai can đảm lắm mới dám đem đi cọ rửa.
Về quê ăn Tết quên nồi cơm, khi lên đã có ngay một nồi... kẹo bông vị dâu đầy đặn, mịn màng "độc nhất vô nhị" thế này đây!
Phải chăng chiếc nồi cơm điện này được chủ nhân đem giấu trong "Động bàn tơ" trước khi về Tết? Mốc giăng tơ thế kia cơ mà!
Thêm một nồi kẹo bông trắng... vị dừa của một anh chàng/ cô nàng đãng trí nào đó quên rửa trước khi về quê ăn Tết.
Không chỉ hóa thành... kẹo bông, nồi cơm điện mốc còn hóa thành... nồi tương nhưng mùi vị thì không ai có thể chịu nổi!
Hay là chủ nhân chiếc nồi "xấu số" này muốn lấy cơm nguội làm... mẻ trực tiếp trong nồi?
Không chỉ có nồi cơm mà hộp đựng cơm còn nhiều thức ăn thừa cũng "biến hóa" thành một món ăn nào đó mà không ai muốn thử!
Nếu rơi vào cảnh oái ăm này, bạn nên tham khảo cách cọ rửa nồi cơm điện bị mốc vừa nhanh - gọn - lẹ lại an toàn, đừng quên đeo găng tay và khẩu trang trước khi cọ rửa nồi để đảm bảo vệ sinh:
- Trước tiên, lấy hết cơm hoặc nấm mốc trong lòng nồi ra bên ngoài.
- Lấy khăn ẩm, sạch lau sơ qua lòng nồi.
- Cho nước vào lòng nồi rồi dùng miếng bọt biển để chùi rửa. Lưu ý: Hãy ngâm nồi trong vòng 1 – 2 tiếng nếu vết mốc bám cứng, tránh việc cố dùng miếng bọt biển chùi quá mạnh làm bay lớp chống dính của nồi.
- Thông thường, mùi mốc bám rất lâu, rất khó rửa sạch bằng nước rửa chén. Bạn nên ngâm nồi trong 30’ với nước sôi, nước vo gạo hoặc giấm để đánh bay mùi. Sau đó, bạn dùng khăn sạch lau nồi và để khô.
- Với mâm nhiệt, hãy dùng phần khăn giấy nhám mịn để lau chùi.
- Dùng khăn khô lau sạch nắp, vỏ và thân nồi.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet