Nội dung
Ngoài thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, người ta còn nhắc đến Trùng Khánh như quê hương của loại hạt dẻ ngọt bùi không đâu sánh được. Khi cơn gió lạnh ùa về, cầm nắm hạt dẻ thơm hương nóng hổi như suởi ấm phần nào nỗi nhớ vùng cao.
Trùng Khánh là huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thị xã 62 km theo đường tỉnh lộ 206. Nhờ điều kiện không khí mát lành cùng thổ ngưỡng trời ban mà cây hạt dẻ đã trở thành sản vật quý duy chỉ có mảnh đất vùng cao Trùng Khánh. Nếu có dịp tới đây vào những ngày cuối thu, bạn sẽ được tản bộ dưới những tán cây dẻ đung đưa theo làn gió, trải thảm dưới chân là hạt dẻ chín rụng vơi đầy.
Hạt dẻ trùng khánh lúc gió mùa
Quả dẻ Trùng Khánh có gai xù xì, phía cuống hạt có nhiều lông tơ trắng. Ảnh: dulichcaobang
Quả dẻ nhiều gai xù xì như quả chôm chôm, mỗi quả chứa từ 3 đến 4 hạt. Thông thường hạt dẻ hình tròn đều nhưng thỉnh thoảng cũng có hạt hình thù dị dạng. Cứ vào khoảng tháng 8 đến tháng 9 âm lịch, hạt dẻ ở Trung Khánh bắt đầu chín và đuợc thu hoạch bán ra thị trường. Đặc điểm nổi bật của hạt dẻ Trùng Khánh là khá to, hạt nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái, nhìn bên ngoài phía cuống hạt có nhiều lông tơ trắng. Khi chín, vỏ của nó có màu hỗn hợp giữa nâu với màu tía. Nếu không cẩn thận bạn rất dễ mua phải hạt dẻ Trung Quốc ngay cả khi mua tận ở đất Cao Bằng.
Ngoài cách nhận biết thông thường là nhìn vỏ ngoài và phần thịt hạt màu vàng hoàng yến thì hạt dẻ Trùng Khánh sau khi được chế biến ăn thơm, ngọt và bùi hơn rất nhiều so các loại hạt dẻ khác. Nếu chú ý về thời gian bạn sẽ nhận thấy từ tháng 10 âm lịch trở đi, hạt dẻ Trùng Khánh dường như còn rất ít bởi hạt dẻ tươi chỉ để được không quá 10 ngày ở điều kiện bình thường. Thêm vào đó, bạn cũng đừng ham rẻ vì giá bán hạt dẻ Trùng Khánh đắt hơn nhiều so với các loại hạt dẻ có quanh năm.
Hạt dẻ trùng khánh lúc gió mùa
Phần thịt hạt dẻ có màu vàng hoàng yến, ăn bùi và ngọt. Ảnh: dulichcaobang
Người Trùng Khánh thường ninh hạt dẻ với chân giò lợn như một món hầm để đãi khách. Phải là người may mắn bạn mới có dịp được thưởng thức món ngon độc đáo này. Do phần thịt hạt rất thơm, bùi và ngậy nên nhiều nơi còn xay bột hạt dẻ làm nhân bánh, đơn giản là hấp để ăn chơi. Với nhiều người, rang hạt dẻ là cách chế biến giản đơn mà vẫn giữ được hương thơm đúng vị của loại đặc sản ở núi rừng Trùng Khánh.
Không quá cầu kỳ nhưng để rang hạt dẻ đòi hỏi người vào bếp phải thực hiện đúng các khâu cần thiết. Trước hết là phải luộc hạt dẻ trước khi rang để hạt dẻ chín tới và phần vỏ lụa bên ngoài nở bung vừa đủ. Sau đó dùng loại chảo to, sâu lòng và bếp than hồng rực để rang. Người rang phải đảo tay liên tục để hạt dẻ chín vừa mà không bị cháy. Nếu cẩn thận hơn chút nữa nhiều người còn dùng cát rang cùng hạt dẻ để hạt chín đều, dậy hương thơm. Dù ninh, hầm, hấp, luộc hay rang thì hương vị thơm, bùi của hạt dẻ Trùng Khánh vẫn không thể nào trộn lẫn.
Hạt dẻ trùng khánh lúc gió mùa
Hạt dẻ Trùng Khánh chỉ có vào khoảng tháng 8 đến tháng 9 âm lịch. Ảnh: dulichcaobang
Khách du lịch đến Cao Bằng thường tìm mua cho bằng được loại hạt dẻ Trùng Khánh theo mùa để làm quà. Với giá bán chỉ mấy chục ngàn đồng một kg, đây thật sự là món quà đáng giá cho những người miền xuôi đam mê đặc sản núi rừng. Ăn hạt dẻ không giống như ăn ngô ăn lạc mà từ tốn, khoan thai. Nhẹ nhàng cắn tách lớp vỏ bên ngoài lấy phần thịt hạt màu vàng nâu đưa vào miệng, chậm rãi nhai đều để cảm nhận vị ngọt bùi tan dần nơi cuống họng. Người mua hạt dẻ rang sẵn cũng không ăn ngay mà thường bỏ vào túi ăn dần, thỉnh thoảng sưởi ấm đôi tay bằng chính hơi nóng toát ra từ hạt dẻ. Hạt dẻ Trùng Khánh vốn thơm nên có khi đến ngày hôm sau trong túi áo vẫn còn phảng phất hương thơm dễ chịu.
Hiện nay ở Trùng Khánh có 4 xã trồng dẻ tập trung là Khâm Thành, Chí Viễn, Đình Minh và Phong Châu. Với không khí trong lành, thưởng thức nắm hạt dẻ nóng hổi trên tay trong tiết trời se lạnh, bạn sẽ cảm nhận được hương của núi rừng và tấm lòng của người trồng và chăm sóc cây dẻ nơi đây. Ngoài ra, dừng chân bên thác Bản Giốc 3 tầng tuyệt đẹp sẽ khiến chuyến đi Trùng Khánh của bạn thêm phần thú vị.
Kim Anh​
vnexpress.net​

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Phở cuốn làng Ngũ Xã

Cũng thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng không phải thái sợi bánh nhỏ ra chan với nước dùng mà để miếng vuông cuốn lại như nem. Người từ nơi xa đến biết tiếng phở cuốn thế nào cũng phải ghé qua nếm thử.

Xem thêm  

Quán cuối tuần: Chả cá Hà Nội

Quán khá ấn tượng với bảng hiệu làm từ tấm gỗ hình một con cá. Nội thất được trang trí với những bức tranh sơn dầu phố phường Hà Nội. Thực khách đến đây còn được nghe văng vẳng giai điệu ả đào.

Xem thêm  

Trám - đặc sản dân dã

Trám có vào mùa cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trám có thể nhồi thịt, kho cá hoặc đem om cũng vẫn giữ vị bùi, béo. Bát cơm gạo mới trắng tinh có mấy miếng trám đen kho cá là cả một bữa tiệc đồng quê.

Xem thêm  

Tứ xứ bánh canh

Bánh canh được làm chủ yếu từ bột gạo, một số nơi ở miền nam có thêm bánh canh làm bằng bột lọc. Tại Huế có hai loại là bánh canh Nam Phổ và bánh canh cá tràu, tức cá lóc. Cách làm sợi bánh cũng như nước dùng của hai loại này khác nhau nhiều.

Xem thêm