Theo tờ Der Spiegel, hai bên sẽ nâng cổ phần ở đối tác lên mức 7% để có điều kiện chia sẻ phụ tùng cũng như sản phẩm ở một số phân khúc. Tuy nhiên, gia đình Quandt, nắm giữ nhiều cổ phần nhất ở BMW, khoảng 46%, phản đối quyết liệt.
Mẫu xe Z4 thế hệ mới của BMW tại triển lãm Geneva 2009. Ảnh: AP. |
Gia đình này lo ngại việc cho phép Daimler, hãng mẹ Mercedes, sở hữu cổ phiếu có thể là tiền đề để hãng này thôn tính BMW. Theo Quandt, bài học về sự sụp đổ liên minh giữa Daimler và Chrysler vẫn còn nguyên giá trị.
Trước đó Klaus Draeger, Giám đốc phát triển BMW cũng xác nhận việc hai bên sẽ chia sẻ thiết bị trong cuộc phỏng vấn với tờ Auto Motor & Sport của Đức ngày 21/10/2008. Để bảo vệ thương hiệu, các bộ phận dùng chung được định nghĩa là "khách hàng không nhận biết được". Mục tiêu của mối hợp tác này là giảm chi phí để đủ sức vượt qua thời kỳ khó khăn của ngành công nghiệp ôtô thế giới.
Nguyễn Nghĩa (theo Automotive News)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet