Nội dung
Google play store thay đổi chính sách với developer

Vừa qua Google vừa email cho các lập trình viên Android của họ để thông báo về việc cập nhật chính sách trên kho ứng dụng Play Store. Có rất nhiều chính sách và yêu cầu mới được đặt ra mà nếu các lập trình viên không tuân theo, ứng dụng của họ sẽ bị xóa khỏi Play Store.

Những thay đổi này hướng tới sự an toàn và tiện lợi cho người dùng và thiết bị Android của họ, cũng như buộc các lập trình viên nếu có chèn quảng cáo trong ứng dụng thì cũng phải làm một cách tinh tế hơn, không được lừa người dùng bấm vào các quảng cáo đó một cách vô tình.

Toàn bộ chính sách mới được cập nhật bạn có thể xem trên trang web của Google Play tại đây, còn dưới đây mình sẽ chỉ liệt kê ra một số điểm mới quan trọng với chúng ta nhất. Các chính sách này có hiệu lực ngay lập tức đối với các ứng dụng mới ra đời, còn các ứng dụng cũ thì có 30 ngày để cập nhật lại cho phù hợp, nếu không sẽ bị xóa.

Về nội dung

Chính sách này áp dụng với bất kỳ nội dung nào có trong tài khoản lập trình viên được hiển thị trên Google Play, bao gồm cả tên và và trang web cá nhân của họ. Theo đó, các sản phẩm (ứng dụng) không được chứa các thông tin dễ gây hiểu lầm, từ tiêu đề, nội dung, icon, chú thích cho đến ảnh screenshot, mọi thứ đều phải rõ ràng, minh bạch.

Ứng dụng tải về từ Google Play (hoặc các thành phần mở rộng của ứng dụng đó) không được phép thay đổi các thiết lập trong máy của người dùng (không thuộc phạm vi của ứng dụng) mà không xin phép người dùng trước. Bao gồm cả việc tự ý thay thế hoặc thay đổi thứ tự sắp xếp ứng dụng trong menu, widget hoặc các cài đặt. Nếu có thay đổi thì ứng dụng đó phải thông báo cho người dùng biết ứng dụng nào đang tạo ra sự thay đổi này và phải cho phép người dùng phục hồi lại trạng thái như ban đầu một cách dễ dàng.

Các ứng dụng và quảng cáo không được tự ý thêm các shortcut quảng cáo khác vào màn hình Homescreen, thêm bookmark hoặc icon mới vào thiết bị của người dùng.

Các thông báo Notification mang tính chất quảng cáo cũng không được phép xuất hiện trong máy của người dùng, trừ khi thông báo đó xuất phát từ một tính năng trong game hay ứng dụng, ví dụ như thông báo có khuyến mãi giá vé của một ứng dụng đặt vé máy bay hoặc thông báo khuyến mãi mua đồ trong game.

Các ứng dụng không được phép khuyến khích người dùng, hoặc mập mờ người dùng hãy xóa hoặc tắt đi các ứng dụng của hãng khác, trừ khi đó là một phần của một dịch vụ an ninh được cung cấp bởi ứng dụng đó.

Các ứng dụng có phí và miễn phí

Các phần mềm có sử dụng hệ thống đơn vị tiền tệ và hàng hóa ảo trong game tải về từ Google Play phải sử dụng dịch vụ thanh toán hóa đơn do chính Google Play cung cấp.

Về chính sách quảng cáo

Các quảng cáo chỉ có thể hiển thị bên trong ứng dụng chứa quảng cáo đó. Cấm các hành động bắt buộc người dùng phải bấm vào quảng cáo hoặc cung cấp thông tin cá nhân để có thể tiếp tục xài phần mềm đó. Bất kỳ quảng cáo nào cũng phải có dấu X dễ thấy để người dùng bấm và tắt quảng cáo đi một cách dễ dàng mà không bị bấm nhầm.

Sẽ có rất nhiều ứng dụng phải thay đổi hoặc cập nhật để phù hợp với các chính sách mới của Google Play. Nỗ lực này của Google giúp cho người dùng Android có một trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng hệ điều hành của hãng. Mặc dù quảng cáo luôn luôn đi kèm với các ứng dụng miễn phí trên Google Play nhưng cách mà các lập trình viên hiển thị quảng cáo trên máy của chúng ta luôn khiến cho họ cảm thấy khó chịu, chưa kể đến việc lừa người dùng vô tình bấm vào các quảng cáo rất khó chịu. Hy vọng trong vòng 30 ngày tới, chúng ta sẽ có một hệ sinh thái Android dễ chịu hơn.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

5 laptop được đánh giá cao của Asus

Có thể nói thương hiệu Asus ngày càng được biết đến nhiều hơn trong thời gian gần đây. Bắt đầu từ năm 2011 với dòng Zenbook cao cấp, công ty Đài Loan cho thấy họ đủ khả năng thiết kế những sản...

Xem thêm