Hiệu ứng gầm (ground effect) do Colin Chapman, nhà thiết kế của Lotus sử dụng lần đầu tên trên xe đua F1 khi nhóm kỹ sư cố gắng tìm cách bù lại khả năng vận hành do sử dụng hệ thống động lực Cosworth. Các nhà thiết kế tận dụng tối đa công suất động cơ thông qua các thiết kế khí động học thông minh mà chỉ họ biết.
Nissan Motul Autech GT R 2 |
Chapman thực sự tạo ra một cuộc cách mạng dưới gầm xe đua công thức 1 khi sử dụng các đường cong - giống như trên cánh máy bay nhưng ngược lại. Không khí tăng tốc khi đi qua khe hẹp làm giảm áp suất tĩnh.
Tạo ra chênh lệch áp suất giữa phía trên và dưới gầm đồng nghĩa với việc tạo ra lực ép xuống. Tuy nhiên mọi thứ diễn ra không thật dễ dàng, cũng chính chênh lệch áp suất khiến không khí xung quanh tìm cách xâm nhập vào gầm tạo sự cân bằng. Sự dịch chuyển này phụ thuộc lớn vào khe hở giữa gầm và mặt đất. “Ground effect” chỉ thực sự có hiệu quả khi khe hở nhỏ hơn 2 cm, và sẽ giảm rất nhanh nếu khe hở tăng lên.
Nhóm thiết kế của Lotus đã phải sử dụng thêm tấm chắn hông nhằm giảm xe hở này. Các phương án lần lượt được đưa ra, ban đầu là tấm chắn lông, nhựa, nhưng phương án tốt nhất là sử dụng cao su.
Chênh lệch áp suất trên dưới thân xe tạo ra lực ép khí động học. |
Cùng với hai đồng sự Peter Wright và Tony Rudd, Colin Chapman đã hoàn thành mẫu ý tưởng đầu tiên vào mùa hè năm 1976 và sử dụng lần đầu tiên trong giải đua Argentine Grand Prix 1977. Vạn sự khởi đầu nan. Lotus 78 gặp phải một số vấn đề về độ tin cậy. Dòng không khí từ phía dưới ảnh hưởng tới sự làm việc của cánh gió đuôi khi xe ở tốc độ cao. “Ground effect” không đạt được hiệu quả như người ta kỳ vọng, nhưng đã giúp xe F1 bám đường tốt hơn, tạo bước ngoặt cho việc tăng vận tốc sau này.
Ống thông gió
Tác dụng dễ thấy nhất của ống thông gió là khiến cho những chiếc xe trở nên bắt mắt hơn. Chúng đặt ở phần cuối mỗi bánh xe và thực sự rất hợp với các mẫu coupe.
Theo thứ tự từ trên xuống dưới: Hốc thoát gió sườn, ống thoát gió, váy chắn hông. |
Thế nhưng ống thông gió cũng được sử dụng trên xe đua bởi lý do khác. Hầu hết đều sử dụng bộ khuếch tán gió để tăng tốc khí, giảm áp suất dưới gầm, khí được nắn để hướng ra phần cuối ở phía trên của bánh xe. Trong khí đó các thiết kế chắn bùn truyền thống lại làm khí chuyển động hỗn loạn ngược với chiều chuyển động của bánh. Để tăng hiệu quả của bộ khuếch tán, khối khí này cần được đưa ra ngoài một cách trơn chu và chạy dọc theo xe.
Một nguyên nhân khác, động cơ và hệ thống phanh của xe đua cũng luôn phải được hạ nhiệt. Không khi ứ đọng trong khoang máy làm giảm quá trình trao đổi nhiệt đồng thời tăng độ cản gió. Vì thế khí nóng cần được đẩy ra ngoài để tạo điều kiện cho khí tươi đi vào. Ống thông gió cần thường được thiết kế lớn để tránh tắc nghẽn khí.
>> Xem Giải mã thiết kế xe đua (Phần 1)
Thế Hoàng
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet