Tại Việt Nam, nguyệt thực nửa tối bắt đầu từ 15h15 khi trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái đất, nhưng nguyệt thực nửa tối sẽ rất khó nhận biết vì Mặt trăng chỉ tối hơn bình thường một chút. Thời điểm nên quan sát là 16h14, khi Mặt trăng vào vùng bóng tối của Trái đất, bắt đầu giai đoạn nguyệt thực một phần, màu sắc của vùng bóng Trái đất in trên Mặt trăng sẽ chuyển dần từ đen xám sang ửng đỏ khi vùng bóng này lớn dần.
Nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc17h25 và toàn bộ Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nó đạt cực đại lúc 17h54 cũng là lúc Mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ, đẹp nhất, vì vậy hiện tượng này còn gọi là "trăng máu".
Người xem tiếp tục quan sát được pha nguyệt thực toàn phần cho đến 18h24. Sau đó Mặt trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 19h34 và kết thúc nguyệt thực một phần.
Trăng máu thực chất là gì?
Người quan sát dưới đất sẽ được chứng kiến cùng lúc hai hiện tượng, Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn cùng một lúc với cảnh Mặt trời mọc. Hiện tượng này được gọi là "selenelion" hay thiên thực ngang.
Nguyệt thực toàn phần hay mặt trăng máu là hiện tượng thiên văn bình thường khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và che mất nguồn ánh sáng Mặt Trời. Còn màu đỏ như máu của mặt trăng là do ánh sáng từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất và biến thành màu đỏ rực qua mắt người (giống như cơ chế nhuộm đỏ bầu trời mỗi khi bình minh và hoàng hôn).
Đối với giới thiên văn học và những người yêu mặt trăng, đây quả là một chuỗi sự kiện đáng được chào đón.
Nguyệt thực lần này là lần thứ 2 trong năm. Lần trước diễn ra ngày 14-15/5 nhưng Việt Nam không quan sát được. Theo các chuyên gia, khi quan sát nguyệt thực, người xem không cần thiết bị bảo vệ mắt mà có thể bằng mắt thường. Nhưng nếu sử dụng ống nhòm và kính thiên văn nhỏ sẽ nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của mặt trăng.
Từ thời cổ đại, nhiều dân tộc trên thế giới đã quan sát thấy hiện tượng thiên văn kỳ thú này. Tuy nhiên, với những khả năng nhận thức còn chưa hoàn thiện cũng như chưa có sự hỗ trợ của những công cụ quan sát hỗ trợ nên khiến nhiều tôn giáo và các dân tộc khác nhau đã nhận thức theo tín ngưỡng cho rằng đó là điềm báo dữ sắp xảy ra, thậm chí còn cho rằng đó là dấu hiệu ngày tận thế của Trái Đất.
Người Trung Quốc khi quan sát hiện tượng nguyệt thực xảy ra đã cho rằng mặt trăng đã bị rồng hoặc gấu ăn mất. Và hình ảnh Mặt Trăng bị nhuốm đỏ là điềm dữ, báo hiệu nạn dịch đói sắp xảy ra.
Hay như Nhật Bản, một quốc gia thường xuyên xảy ra hiện tượng động đất, nên người dân đất nước này đã nghĩ rằng Mặt Trăng Máu xuất hiện đồng nghĩa với động đất sẽ xảy ra.
Còn đối với nhóm người tôn giáo, họ cho rằng đó là sự trừng phạt đối với loài người. Hình ảnh mặt trăng đỏ rực gắn liền với cái chết và hủy diệt của Trái đất.
Nhưng đối với các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu thiên văn cho rằng đây chỉ là hiện tượng tự nhiên không có bất cứ tai ương hay ảnh hưởng gì, và còn là hiện tượng kỳ thú đáng mong đợi.
Quỳnh Chi
- 30/09/14 13:34 Vén màn bí mật 10 thảm họa hủy diệt Ai Cập cổ đại
- 29/09/14 08:50 Choáng ngợp trước những sân bay được bình chọn đẹp - độc nhất thế giới
- 25/09/14 15:57 Trái đất sẽ biến đổi thế nào nếu túi nilon hoàn toàn biến mất
- 23/09/14 08:43 Vòng tròn xoáy ốc kỳ lạ thu được từ vệ tinh
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet