Tổng diện tích xây dựng của toàn bộ khu nhà là khoảng 35.000 m2, khung thép với chiều cao 7 tầng, trong đó có 2 tầng ngầm. Vật liệu chính được sử dụng là tường thủy tinh, bảng nhôm, bê tông trần và bảng gỗ. Biểu hiện kiến trúc đương đại được lựa chọn cho công trình đã vượt khỏi các giải pháp ứng dụng đơn giản, chứng tỏ một cách sống mới hướng tới sự hài hòa với thế giới. Ý tưởng công trình, hình thể và kiến trúc được nghiên cứu một cách chi tiết.
Kiến trúc công trình có phần khung được thiết kế an toàn với khẩu độ rộng, tiết kiệm. Các cột trụ và nhà Quốc hội là những khung nặng tạo nên một bệ đỡ với góc hướng về quảng trường Bắc Sơn, là một nền móng vững chắc cho nhà Quốc hội và dễ dàng cộng gộp các khu liên kết với nhà Quốc hội.
Góc nhìn toàn cảnh công trình từ phía mặt tiền. |
Khu văn phòng là hai tòa nhà 7 tầng riêng biệt tách bởi hành lang với khu vườn tạo nên khu văn phòng chính. Hai tòa nhà này có 4 thang máy nằm ở phía khu vườn. Mục đích của nó là tạo thành một khối kiến trúc thống nhất quanh hai khối trong suốt song song với hình dáng tòa nhà, như bức tường cung điện cấu tạo bởi tấm kính nền. Các khu liên quan trực tiếp đến nhà Quốc hội được bố trí ở khu vực này.
Bãi để xe bên dưới các trụ ở tầng hầm, thông với nhà Quốc hội qua một đường hầm dành cho các vị khách đặc biệt. Có 4 lối vào bãi để xe, hai lối phía bắc và hai lối phía nam. Bãi đỗ xe VIP có 50 chỗ, hơn 500 chỗ cho xe khách, hơn 200 chỗ cho xe con và khoảng 200 chỗ xe máy.
Vòm bằng kính được chống đỡ bằng các cột rộng lớn, che phủ toàn bộ phần khu nhà và một phần quảng trường Bắc Sơn theo một thể thống nhất uy nghi. Đồng thời, nó cũng củng cố và hợp nhất với trục giữa lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tượng đài liệt sĩ vô danh.
Phòng họp Quốc hội chính. |
Khu bảo tồn Hoàng Thành Thăng Long có cơ cấu thiết kế giống nhau trên toàn bộ bề mặt nơi di tích hiện có. Cột trụ có độ cao 10 m ở khung nhà không chỉ giúp xây dựng một cách hài hòa với khu nhà Quốc hội mà còn thiết lập bảo tàng ngay tại đó với cấu trúc nhẹ, thay đổi độ cao và mái cột trụ. Phần còn lại, dùng những cột này là đồ trang trí mang tính thành thị được sử dụng như đường chỉ dẫn cho đến khi việc nghiên cứu những phần còn lại hoàn thành. Mục đích của thiết kế là tạo sự linh hoạt cho công trình lịch sử.
Đ.T.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet