Hình dáng trực diện của công trình mới ngoài vóc dáng tương tự hội trường Ba Đình cũ, tất cả các chi tiết khác đều khác biệt. Phía bắc và đông, trong khu vườn lịch sử bên cạnh tòa nhà được thiết kế khu nhà hàng và nơi đi dạo cho các đại biểu. Phía đông và tây có hai hồ nước lớn tạo nên một không gian làm phản chiếu hàng cột đều đặn trên mặt tiền. Phía nam là lối vào chính của đại sảnh Quốc hội, được dẫn lên bởi cầu thang trong khuôn viên rộng lớn và là nơi đón tiếp khách. Hai bên lối lên có dốc dành cho xe ôtô của quan khách. Hệ thống đường dốc và cầu thang lớn có chiều rộng bằng cả khu đất (90 m). Lối vào nằm ở độ cao 5 m so với mặt đất. Nơi đây có một góc nhìn đẹp bao quát khu quảng trường lịch sử.
Lối vào chính tới nhà Quốc hội đặt ở trục đường đài tưởng niệm liệt sĩ và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. |
Góc nhìn từ quảng trường nhà Quốc hội mới. |
Quần thể nhà Quốc hội mới gồm 4 khu vực. Khu thứ nhất là công trình chính được thiết thiết kế góc đường Độc Lập và Bắc Sơn. Khu thứ hai xung quanh khu vực khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long và bảo tồn, tạo thành công viên lịch sử và tưởng niệm. Khu vực thứ ba là quảng trường xanh trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu vực thứ tư là quảng trường của đài tưởng niệm liệt sĩ vô danh đối diện Lăng - nơi được thiết kế để trở thành quảng trường chính của nhà Quốc hội.
"Trái tim" của dự án là hình búp sen đặt ở chính giữa công trình hình vuông, gồm 3 tầng, là nơi hoạt động với đầy đủ các chức năng của Quốc hội. Khu vực bán nguyệt của phòng họp được thiết kế hiện đại. Toàn bộ 800 ghế của đại biểu đều được hướng tập trung vào hàng chủ tọa. Độ dốc sàn của các hàng ghế tạo cho điểm nhìn dễ dàng và di chuyển cho các đại biểu. Đằng sau, xung quanh nơi họp được thiết kế lối thông liên hoàn tới nhiều phòng như phòng dịch thuật, phòng điều khiển âm thanh, ánh sáng, kỹ thuật liên quan khác, cùng với khu thay đồ, vệ sinh...
Mô hình toàn bộ khu vực quần thể nhà Quốc hội. |
Khi vào nhà Quốc hội, sẽ thấy hàng vách kính nghiêng hướng về phòng họp. Dưới cốt của tòa nhà sẽ có phòng truyền thống, nằm ở giữa. Nhà hàng và các phòng ăn thiết kế nhìn ra khu vườn phía bắc. Các khu văn phòng quản lý thiết kế nhìn ra khu vườn phía đông. Các phòng họp báo gần đường Độc Lập. Công trình tổng thể được đặt trên hồ nước rộng mênh mông.
Ánh sáng tự nhiên được chiếu sáng phòng họp nhờ hệ thống trần nhẹ, như một lớp kính áp tròng được treo bởi một hệ thống cáp bằng thép không gỉ. Hệ kết cấu và hình dáng trần giống như một chiếc nón truyền thống của Việt Nam, được bọc các tấm sáng trong, có một tầm chiếu sáng lớn với đường kính 35 m, trang trí bằng các họa tiết truyền thống. Phía sau mặt tiền là khoảng không gian rộng tối đa giúp thấy được nhà Quốc hội có hình búp sen được tận dụng ánh sáng tự nhiên bao phủ toàn bộ không gian từ trên mái lớn.
Nhà Quốc hội nhìn từ đường Hoàng Diệu vào buổi tối. |
Các đại biểu ra vào phòng họp theo các lối đi được thiết kế độc lập ở tầng 2. Các khách mời, khán giả và nhân viên hành chính, nhà báo, phiên dịch... tới các hàng ghế trên cao sẽ đi bằng một lối khác, không ảnh hưởng đến khu họp bán nguyệt. Lối ra vào độc lập của các hành lang giúp cho việc thoát hiểm và an ninh phòng họp. Chủ tịch Quốc hội có lối đi riêng để trực tiếp tới phòng họp.
Vườn lịch sử là khu vườn đặc biệt, hoàn chỉnh và thiết kế tại khu vực khảo cổ, cùng với các di tích và thiên nhiên. Một không gian với ánh sáng, bóng mát, mặt trời, nước, thông thoáng... tạo nên khoảng cách xa với những náo nhiệt của cuộc sống đô thị. Một hệ thống mái che được làm dọc lối tham quan, với sự hài hòa, trang trí cảnh quan đẹp với cây cảnh và hoa.
Đ.T.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet