Lần đầu tiên kể từ năm 1974, năm 2015 là năm không một ai thành công chạm đến nóc nhà của thế giới. Thông tin này đã được xác nhận bởi những nhà leo núi giàu kinh nghiệm, các quan sát viên của everest và cơ sở dữ liệu Himalaya.
Nằm giữa biên giới tây tạng và Nepal, Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới ở độ cao 8.848m so với mực nước biển. Ảnh: Budda Land Nepal. |
Mặc dù các nhà leo núi luôn nói về những khó khăn trong quá trình chạm đích nhưng chẳng ai có thể tưởng tượng đến trận lở tuyết kèm động đất kinh hoàng hồi tháng 4 năm ngoái. Thảm họa đã biến một buổi sáng bình thường thành ngày đen tối nhất trong lịch sử chinh phục ngọn núi. Trận động đất 7,8 độ richter xảy ra ở khu vực đông dân cư nhất nepal lấy đi mạng sống của hơn 8.000 người và làm bị thương 21.000 người khác.
“Chính phủ Nepal chưa bao giờ chính thức đóng cửa lối vào Everest nhưng kể từ sau thảm họa, tuyến đường chính tới thác băng Khumbu đã không còn hoạt động”, Alan Arnette, một nhà báo từng chinh phục Everest cho biết.
“Về phía Tây Tạng, Chính phủ Trung Quốc thông qua Hiệp hội leo núi Tây Tạng – Trung Quốc (CTMA), quyết định đóng cửa lối vào Everest ngay sau trận động đất do e ngại dư chấn và những rủi ro không lường trước”.
Sau trận lở tuyết tháng 4/2015, không còn ai có thể chinh phục Everest. Ảnh: Navesh Chitrakar. |
Năm ngoái là lần thứ hai liên tiếp thảm họa xảy ra trên ngọn núi này. Trước đó vào năm 2014, 16 người Sherpa dẫn đường đã thiệt mạng trong trận lở tuyết trên khu cắm trại ở thác băng Khumbu.
Phil Powers, Giám đốc điều hành của American Alpine Club cho hay Everest đang dần trở nên bất ổn hơn trước tác động của biến đổi khí hậu, do vậy mức độ nguy hiểm sẽ không chỉ đơn giản dừng lại ở đó. “Everest không thiếu các khu vực nguy hiểm, nhưng nơi đáng lo nhất chính là thác băng Khumbu. Trong quá trình vận động bên dưới dễ gây ra sự đứt gãy và lở tuyết” – Powers nói.
Hai thảm họa năm 2014 và 2015 đã thuyết phục Powers tin rằng chinh phục đỉnh Everest đang bước vào kỷ nguyên mới. Những nhà leo núi phải đối mặt với nhiều thử thách hơn và đôi khi vượt quá sự kiểm soát của con người.
“Nhiệt độ trái đất nóng lên gây ra biến động có thể nhìn thấy được trên ngọn núi. Rõ ràng nhất chính là việc vượt qua dòng sông băng ngày càng trở nên khó khăn hơn”, Powers giải thích.
Người Sherpa chịu trách nhiệm dẫn đường và mang đồ cho nhóm leo núi. Ảnh: Business Insider. |
Ngoài ra, nhà báo Arnette cũng chia sẻ quan điểm: “Theo ý của tôi, những bi kịch này sẽ không bao giờ chấm dứt bởi hầu hết những nhà leo núi khát khao chinh phục Everest đều chấp nhận rủi ro. Việc cộng đồng người Sherpa dừng hướng dẫn trên Everest do nguy hiểm ngày càng tăng và áp lực từ phía gia đình họ không biết sẽ kéo dài bao lâu, khi mà lợi ích kinh tế đem lại lớn hơn nhiều so với nguy cơ”.
Người Sherpa làm nhiệm vụ dẫn đường, lập dây thang trên những dãy núi tuyết và không thể thiếu trong các cuộc chinh phục Everest. Họ nhận tiền công và đứng sau hỗ trợ các đoàn leo núi. Họ có thể thích nghi với khí hậu băng tuyết lạnh giá nhờ sống ở ngôi làng có độ cao lớn nhất thế giới (từ 3.000-5.000m).
Xem thêm: Những người hùng thầm lặng trên đỉnh Everest
Hải Thu
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet