Nội dung

Hòn đảo được hình thành vào khoảng thế kỷ 16 do mực nước biển thay đổi. Vì nằm ở vị trí trung tâm hành lang hẹp với vị trí thấp mà đây là một nơi rất nguy hiểm nếu neo đậu tàu thuyền. Vào năm 1873, có liên tiếp 8 chiếc tàu bị chìm khi cố gắng hoạt động ở khu vực quanh hòn đảo. Lúc này, Nga hoàng Alexander III đã cho xây dựng một ngọn hải đăng ở trên đảo Märket nhằm cảnh báo cho tàu thuyền khỏi những bãi đá ngầm nguy hiểm.

Đường biên giới hình chữ s giữa thụy điển và phần lan

Ngọn hải đăng Märket được thiết kế và xây dựng bởi một kiến trúc sư trẻ người phần lan tên là George Schreck. Công trình được hoàn thành vào năm 1885, hoạt động bằng hệ thống điện tự động từ những năm 1970 và vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay. Ảnh: Amusing.

Tuy nhiên, vào thời điểm thi công ngọn hải đăng, không có một bản đồ chính xác nào về sự tồn tại của hòn đảo. Vì vậy khi hoàn thành, công trình này lại vô tình nằm trên phần đất thuộc sở hữu của Thụy Điển. Chính điều này đã dẫn đến một câu chuyện thú vị. 

Trong suốt gần 100 năm kể từ khi được xây dựng, ngọn hải đăng vẫn nằm đó mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ hai quốc gia. Đến năm 1981, một nhóm những nhà điều tra liên kết giữa thụy điển và Phần Lan tiến hành cuộc khảo sát thường niên và quyết định điều chỉnh lại đường biên giới này để giải quyết sự việc.

Đường biên giới hình chữ s giữa thụy điển và phần lan

Đường biên giới trên đảo của hai nước Thụy Điển và Phần Lan chia theo hình chữ S. Ảnh: Amusing.

Theo sự điều chỉnh này, đường biên sẽ được bẻ cong quanh ngọn hải đăng, vòng lại về phía Phần Lan và sau đó lượn vào khu vực của quốc gia này tạo nên một đường biên giới hình chữ S độc đáo. Qua đó, diện tích của Thụy Điển nơi đặt ngọn hải đăng được đổi lấy một phần diện tích tương đương của Phần Lan. Sự điều chỉnh này không làm thay đổi đường bờ biển, vì vậy nó không ảnh hưởng đến quyền đánh bắt thủy hải sản của mỗi nước.

Do bất kỳ điểm đánh dấu ở nước nào trên Märket cũng có thể bị những cơn gió lốc và sóng lớn đánh trôi nên đường ranh giới ở đây được đánh dấu bởi 10 lỗ khoan trực tiếp lên những phiến đá.

Đường biên giới hình chữ s giữa thụy điển và phần lan

Thời tiết và biển ở hòn đảo này cũng rất khắc nghiệt khiến cho các vật thể trên đảo bị thay đổi một cách rõ rệt. Vì thế cứ 25 năm người ta lại tiến hành một cuộc khảo sát liên kết hai quốc gia để có thể tiến hành những thay đổi kịp thời nếu cần thiết. Ảnh: Amusing.

Märket là một gồ đá nhỏ cso diện tích khoảng 0,03 km2 nằm ở phần hành lang nối vịnh Bothnia và biển baltic , giữa Thụy Điển và Phần Lan.

Hòn đảo phân cách hai quốc gia kể từ năm 1809 khi Thụy Điển và Nga, quốc gia cai trị Phần Lan lúc này ký thỏa thuận hiệp ước Fredrikshamn nhằm xác định đường biên giới của nhau. Khi được thiết lập, đường biên giới này lại chạy thẳng ngang qua đảo Märket.

Đảo Märket nằm ở giữa hành lang Understen - Märket rộng 11 km và dài 27 km. Nơi đây như là một mốc đánh dấu vô cùng hữu ích cho những người đi biển, cũng chính vì thế mà nó được đặt tên là Märket hoặc The Mark (có nghĩa là "điểm đánh dấu") trong tiếng Thụy Điển.

Kể từ năm 1979, ngọn hải đăng trên đảo Märket được vận hành tự động và những người gác đèn cũng chuyển đi.

Xem thêm Những đường biên giới khác thường trên thế giới

Ngọc Mai

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Một số lưu ý khi đi du lich Mỹ

Những khó khăn, trở ngại trong việc xin visa, khác biệt trong hệ thống luật pháp hay rào cản về văn hóa, lối sống có thể phá hỏng chuyến đi mà bạn đã chuẩn bị. Có một thực tế là "không phải ai...

Xem thêm  

Thung lũng chim tự sát ở Ấn Độ

Biển đón chào du khách ở đầu ngôi làng Jatinga ở huyện Dima Hasao, bang Assam, Ấn Độ. Nằm gọn trong một thung lũng Jatinga, ngôi làng nhỏ là một trong địa danh đẹp ở huyện Dima Hasao với những thác nước...

Xem thêm  

Sang lào du lịch bụi rẻ mà thú vị

Từ TP. HCM, bạn có thể chọn chuyến bay đi Vientiane, Pakse, Luang Phrabang (Lào) của các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Thai Airways International, Lào Airlines. Còn nếu có thời gian và kinh phí hạn hẹp hơn, bạn...

Xem thêm