Các nhà khoa học đến từ Đại học Massachusetts-Amherst (Mỹ) đang phát triển ý tưởng biến áo quần hàng ngày thành nguồn sạc điện thoại di động nhờ năng lượng sinh ra từ chuyển động của cơ thể người.
Để làm điều này, các nhà khoa học đã phủ một lớp polymer có độ dày bằng 1/10 đường kính tóc người lên 14 loại sợi như cotton, linen, lụa... bằng phương pháp mang tên lắng đọng hơi hóa học. Về cơ bản, đây là quá trình biến sợi vải thành một điện cực, có khả năng truyền dẫn dòng điện sinh ra khi sợi vải cọ xát do chuyển động của con người.
Với sợi phủ polymer, các nhà khoa học có thể tạo ra vài microwatt điện, vừa đủ để thắp sáng đèn LED. Mặc dù điều này là chưa đủ để sạc điện cho smartphone nhưng nó sẽ mở ra một tương lai đầy hứa hẹn.
Bên cạnh đó, việc thương mại hóa công nghệ chưa thực sự khả thi vì phương pháp lắng đọng hơi hóa học rất tốn kém và đòi hỏi nhiều thách thức về mặt kỹ thuật.
Ở thời điểm hiện tại, các nhà khoa học khẳng định rằng tính năng dẫn diện trên sợi không bị ảnh hưởng khi bị cọ xát, giặt là… ngoại trừ lúc tiếp xúc với nước nóng.
Trong đó có những công nghệ mà Facebook sẽ cần hàng thập kỷ để phát triển, chẳng hạn như công nghệ nhập văn bản bằng...
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet