Dĩa tải nhôm có gì lợi hại mà lại 'soán ngôi' dĩa tải thép?
Dĩa tải nhôm thường làm bằng nhôm nguyên khối, dễ dàng gia công và chế tác
Nhưng dĩa tải nhôm thì lại là một câu chuyện khác khi các dòng dĩa tải nhôm hiện nay sử dụng hai loại nhôm nguyên khối để chế tác gồm hai loại A6061 và T7075.
Dĩa tải nhôm được chế tác dựa trên công nghệ CNC, với kiểu dáng có thể thiết kế trên máy tính theo đúng ý của anh em. Đồng thời có thể sắp xếp số răng, kích thước răng phù hợp cấu hình của động cơ xế cưng chứ không bị bó buộc trong vài mẫu đĩa nhất định như các dòng đĩa tải thép trên thị trường.
Nếu dĩa tải thép chỉ có màu đen hoặc vàng thì dĩa tải nhôm sở hữu rất nhiều màu sắc đa dạng, có thể nhuộm được một cách dễ dàng để phù với với gam màu tổng thể chiếc xe của bạn. Quá trình nhuộm nhôm có tên phổ biến là Anodized, vừa đem tới màu sắc bắt mắt cho dĩa tải vừa 'cường hóa' độ cứng của bề mặt.
Chính yếu tố này, chính đặc điểm vật lý này đã giúp dĩa tải nhôm chiếm được tình cảm của nhiều anh em chơi xe khi sản phẩm này đem tới khả năng tăng tốc linh hoạt. Giảm quán tính của bánh xe, thứ cản trở bạn và xế cưng trong quá trình tăng tốc.
- Dĩa tải nhôm có giá thành cao hơn dĩa tải thép gấp 2 lần đến 3 lần, lấy ví dụ như đĩa thép của dòng Exciter 150 có giá tầm 160 ngàn thì đĩa nhôm có thể lên tới hơn 400 ngàn.
- Dĩa tải nhôm có độ bền kém hơn dĩa tải thép khi dễ bị mòn với giới hạn 20.000km đến 25.000km, trong khi dĩa tải thép có thể vận hành tốt ở ngưỡng 40.000km.
- Dĩa tải nhôm vì mau mòn nên anh em phải chú ý xịt dung dịch vệ sinh và bôi trơn, không thể để nó vướng quá nhiều chất bẩn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet