Đặc trưng của nấm nói chung và nấm mốc nói riêng là sinh trưởng mạnh trong môi trường ẩm, thế nên chẳng lạ gì khi phòng tắm nhà bạn có thể mắc phải tai ương này. Và để ngăn chặn chúng sinh sôi, có một vài biện pháp phòng chống mà gia đình nên thực hiện nhằm đảm bảo cho sức khỏe của nhà.
Nấm mốc có thể hình thành và lây lan từ các góc trong phòng tắm nhà bạn.
Nguyên nhân:
- Tình trạng ẩm ướt kéo dài do thiếu thông gió sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc hình thành, thường là ở thảm chùi chân và các lớp vữa.
- Bồn cầu, vòi nước và hệ thống ống dẫn nước bị rò rỉ sẽdẫn đến các vết ẩm mốc trên tường và gạch lát.
- Nước đọng và thiếu ánh sáng cũng là hai căn nguyên tạo điều kiện cho nấm mốc nảy sinh.
Nước bị rò rỉ sẽ gây lãng phí một khoản phí không nhỏ, cũng như làm giảm tuổi thọ của vòi nước.
Giải pháp:
Bước 1: Khắc phục hiện trạng của phòng tắm.
- Trước khi bắt tay vào cải tạo bạnnên biết rõ phòng tắm của gia đìnhđang ở tình trạng nào. Xem xét các góc tường, gạch lát sàn và tường phòng tắm – đó là nơi hay xuất hiện những vết nấm mốc nhất.
- Kiểm tra lại các vòi và hệ thống ống nước đểđảm bảo chúng đang trong tình trạng tốt.
Hãy trang bị cho mình găng tay, bàn chải và cả khẩu trang khi vệ sinh các khe tường phòng tắm.
- Giải quyết nấm mốc bao phủ lớp vữa ở các khe tường bằng dung dịch vệ sinh. Nhưng nếu không hiệu quả thì bạn nên thay thế lớp vữa cũ bằng một lớp mới.
Phụ gia chống thấm giúp lớp vữa ít hút nước hơn, có đặc tính cơ tốt hơn và tất nhiên nấm mốc sẽ ít xuất hiện hơn
Một hiện tượng thường thấy sau những ngày mưa dai dẳng, cũng là vấn đề làm đau đầu nhiều hộ gia đình Việt Nam.
Bước 2: Phòng tránh nấm mốc xuất hiện lại
Lẽ dĩ nhiên là nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, một khi đã quét sạch các vết nấm mốc ra khỏi phòng tắm, bạn cũng nên làm gì đó để ngăn chúng quay trở lại.
- Giữ cho không khí trong phòng thông thoáng.
- Giữ luôn có một lượng ánh sáng nhất định chiếu vào phòng mỗi ngày.Hãy cứ thường xuyên để mở cửa sổ phòng tắm ( hay thậm chí để hé cũng được). Bạn cũng nên kéo rèm lên để ánh sáng vào được trong phòng ( ánh sáng mang đến sự khô ráo – triệt tiêu môi trường cho nấm mốc sinh sôi)
Thường xuyên kéo rèm lên để ánh nắng tràn vào phòng, vừa là nguồn sáng tự nhiên, vừa có lợi cho sức khỏe.
- Nếu không có cửa sổ, bạn hãy lắp đặt quạt thông gió để điều phối luồng khí trong phòng và làm khô mọi thứ, cũng như bật sáng một vài chiếc bóng đèn công suất thấp trong vòng 10 – 15 phút sau khi tắm.
- Khi đang lên kế hoạch sơn lại phòng, hãy đề nghị với thợ sơn cho thêm phụ gia chống nấm mốc vào sơn trước khi trộn. Và nếu bạn mua loại sơn dành riêng cho bếp hay nhà tắm thì những chất phụ gia đó có thể đã có sẵn trong thành phần sơn rồi, bạn nên hỏi thêm ý kiến của chuyên gia về vấn đề này.
Quạt thông gió giúp khử mùi khó chịu và hong khô các thiết bị.
Bước 3: Giữ gìn phòng tắm sạch sẽ hàng ngày.
Chẳng có loại nấm mốc nào có thể sinh sôi trong một phòng tắm như thế này cả
- Phòng tắm là nơi sinh hoạt thường xuyên của gia đình vì thế nó luôn cần phải được sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh. Mỗi lần vệ sinh phòng tắm nên cách nhau từ 10 – 15 ngày tùy thuộc vào quỹ thời gian của bạn.
- Phơi khô khăn tắm, thay thảm chùi chân 3 – 4 ngày/ lần.
- Thường xuyên vệ sinh sàn phòng tắm bằng dung dịch vệ sinh hoặc giấm hàng tuần, cũng như xóa sạch các vũng nước đọng ngay lập tức có thể.
Bồn cầu là một trong hai nơi tích tụ nhiều vi khuẩn nhất trong phòng tắm, vì thế giữ vệ sinh cho thiết bị này một điều vô cùng quan trọng.
Bạn nên mua loại bàn chải thông minh dành riêng cho việc cọ rửa bồn cầu.
- Chọn các lỗ thoát nước mạnh, nghiêng và có thể thấp hơn sàn để tránh ứ đọng nước, tích tụ rêu, nấm mốc, vi khuẩn gây trơn trượt hoặc tạo nên những mùi khó chịu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet