Đặc điểm
Tía tô thuộc loại cây thân thảo, cao từ 0,5 – 1m, rau toàn thân đều có tinh dầu thơm và lông.
Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Rau có rất nhiều giống khác nhau, giá trị cao nhất là tía tô lá xoăn.
Hoa mọc ở đầu cành, màu trắng tinh khiết hay tím mộng mơ, hoa nhỏ xinh. Quả tía tô bé, hình cầu, xuất hiện lúc hoa tàn, thường xuất hiện vào tháng 10 – 12.
Công dụng của lá tía tô
Lá tía tô không chỉ là một loại rau có hương vị đặc biệt trong các bữa ăn mà còn được xem là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Một vài công dụng tuyệt vời mà cây rau tía tô mang lại cho sức khỏe con người:
Lá tía tô có màu xanh đậm và gân lá màu đỏ tía. Trong cây tía tô có chứa hàm lượng tanin và glucoside có tác dụng chống viêm, chữa lành các vết loét và cải thiện tình trạng các vết sẹo.
Lá tía tô có vị cay nhẹ, nhiều tinh dầu nên có khả năng kháng khuẩn và diệt khuẩn. Có tác dụng chữa trị các bệnh cảm, đào thải độc, hạ sốt, ho khan...
Lá tía tô và hạt tía tô có tác dụng trị họ và cảm mạo rất tốt.
Trong lá tía tô còn chứa nhiều loại vitamin và các khoáng chất như sắt, kẽm... nên có thể hỗ trợ cơ thể tăng cường miễn dịch, trị một số bệnh về da và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Lá tía tô hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày nhờ vào tác dụng chống viêm nhiễm của hai loại hoạt chất Glucosamin và Tanin trong lá tía tô. Hai loại hoạt chất này giúp tăng cường khả năng làm lành những tổn thương của dạ dày.
Các enzym xanthin oxidase trong cơ thể là nguyên nhân gây ra acid uric trong máu và gây ra bệnh Gout. Trong lá tía tô có chứa 4 chất có khả năng làm giảm enzym xanthin oxidase rất tốt cho người bệnh Gout.
Cách trồng tía tô đơn giản tại nhà
Vị trí trồng cây
Cách trồng tía tô cần đặc biệt chú ý vị trí trồng. Bạn nên chọn vị trí trồng cây tía tô có đủ ánh sáng và ẩm ướt. Đất thịt, đất phù sa là lựa chọn tốt để cây phát triển. Cây tía tô thích hợp trồng trong môi trường đủ ánh sáng và ẩm và có thể sinh trưởng tốt trong đất tơi xốp.
Chuẩn bị giống
Bạn cần chọn hạt giống tía tô mới mua có hình dạng đẹp, không bị hư hỏng và chất lượng tốt. Chú ý chọn hạt giống từ nguồn uy tín để đảm bảo chất lượng và khả năng nảy mầm cao.
Cách trồng tía tô.
Chuẩn bị dụng cụ
Chậu cây nếu bạn muốn trồng tía tô trong chậu; Dụng cụ trồng như xẻng, xô, bình phun nước; Giống tía tô đảm bảo chất lượng; Các loại phân bón để trộn đất trồng.
Chuẩn bị đất trồng cây
Trồng cây tía tô cách tốt nhất là bạn nên chuẩn bị loại đất tơi xốp và có độ ẩm phù hợp. Đất cần đảm bảo độ sạch, tương đối xốp và có những chất dinh dưỡng cơ bản.
Bạn có thể trộn thêm vào đất các loại phân trùn quế, xơ dừa, trấu để tăng dinh dưỡng và khả năng giữ nước cho đất.
Gieo trồng
Gieo trồng cây tía tô có thể gieo bằng cành, bằng hạt. Cụ thể cách trồng lá tía tô như sau:
Cách trồng tía tô từ cành nhìn chung ít được sử dụng vì tía tô dễ mất nước khi dùng cách trồng này.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử trồng với các bước sau: Chọn lựa cành già từ cây tía tô phát triển tốt; Sử dụng chậu trồng rau có đáy để thoát nước tốt; Đặt cành già chạm đáy chậu; Cố định cuống bằng cách kéo ít đất từ chậu lên phần cuống.
Chọn đất xốp, nhiều mùn và có khả năng thoát nước tốt.
Trồng tía tô bằng hạt là phương pháp tốt nhất được sử dụng hiện nay. Các bước trồng cây bằng hạt bao gồm: Lựa chọn những hạt tía tô tươi và chọn loại hạt tốt nhất; Đặt hạt tía tô lên mặt đất và nhẹ nhàng chèn chúng vào đất khoảng 1 cm; Phủ lớp đất mỏng khoảng 1cm lên trên hạt tía tô.
Một số gia đình hiện nay thường sử dụng cách trồng tía tô thủy canh vì cách này khá đơn giản dễ trồng. Tùy theo nhu cầu và điều kiện trồng mà bạn có thể cân nhắc chọn phương pháp trồng cây phù hợp.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet