Đặc điểm cây ngũ gia bì
Tên khoa học của cây ngũ gia bì chân chim là Schefflera heptaphylla, thuộc họ nhân sâm (Araliaceae). Chúng xuất hiện nhiều tại các quốc gia Châu Á, như là Trung Quốc, Malaysia, Nhân Bản, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Cây ngũ gia bì chân chim mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Với kiểu dáng lá độc đáo, lá có hình dạng giống với chân chim, chân vịt bởi trên mỗi nhánh lá mọc xòe ra từ 6 – 8 lá chét, mỗi lá có hình dàng thuôn dài hơi bầu, lá mọc so le với nhau.
Chiều cao trung bình thường thấy là từ 1,5 – 2m, nhưng vẫn có một số cây cổ thụ có thể cao trên 8m, thậm chí có thể cao tới 15m trong tự nhiên.
Cây ngũ gia bì được trồng chủ yếu làm cảnh, có tác dụng chữa bệnh.
Cụm hoa mọc thành chùm tán, hoa nhỏ màu trắng. Quả mọng hình cầu, đường kính 3-4 mm, khi chín có màu tím đen, trong có 6-8 hạt.
Có hai loại ngũ gia bì đó là: Ngũ gia bì xanh và ngũ gia bì cẩm thạch. Giữa hai loại này được phân biệt dựa vào màu sắc trên lá cây của chúng, còn đặc điểm còn lại thì giống nhau. Lá của cây ngũ gia bì cẩm thạch thì có những vết loang màu vàng, tạo cho cây thêm màu sắc và độ rực rỡ nhất định.
Cây ngũ gia bì cẩm thạch có sức chịu bóng kém hơn so với cây ngũ gia bì xanh. Do đó, bạn nên cân nhắc khi lựa chọn cây ngũ gia bì cẩm thạch trong nhà. Chúng cũng không chịu được nắng trực tiếp, trong trường hợp nắng gắt thì nên chuyển cây vào bóng mát vì có thể khiến cây bị cháy lá.
Cây cảnh ngũ gia bì
Ngũ gia bì là thực vật có sức sống rất mạnh mẽ, chúng vừa có khả năng chịu được râm mát, ít nắng lại vừa có thể trồng ngoài trời tạo cảnh quan. Loài cây này không cần tới nhiều công chăm sóc vì chúng có sức kháng bệnh rất tốt, cũng ít khi bị sâu bọ tấn công.
Người ta lựa chọn cây ngũ gia bì trồng tạo cảnh quan vì chúng có màu xanh mát, nhiều lá và không cần chăm sóc trong thời gian gian dài.Và loài cây này được trồng với mới mục đích cải tạo không khí, và giúp tạo mảng xanh cho không gian nội thất rất tốt. Một số người còn sử dụng cây ngũ gia bì làm cây bonsai với nhiều dáng khá đẹp mắt.
Cây ngũ gia bì chống muỗi
Bên trong vỏ thân của cây ngũ gia bì chân chim có chứa Asiaticoside. Chất Asiaticoside và scheffoleoside B được phân lập từ vỏ thân cây Schefflera heptaphylla. Tên danh pháp của Asiaticoside là 1-O-acyl-D-glucose pyranose, là một hợp chất hưu cơ được tìm thấy trong tự nhiên.
Loài cây này không cần tới nhiều công chăm sóc vì chúng có sức kháng bệnh rất tốt, cũng ít khi bị sâu bọ tấn công.
Chính loại chất Asiaticoside này đã giúp đuổi muỗi hiệu quả. Ngoài ra, Asiaticoside là một chất có khả năng kháng khuẩn tự nhiên và có hoạt tính diệt nấm, chống lại được mầm bệnh nấm.
Tác dụng trong Đông y của cây ngũ gia bìTrị bệnh xương khớp
Ngũ gia bì là vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc chữa trị đau nhức xương khớp. Tác dụng giúp mạnh gân cường cốt, trừ thấp, đẩy lùi cơn đau nhức. Ngoài ra, nó còn có khả năng trị chứng cơ bắp yếu ở trên, kháng viêm, hạ sốt và giảm đau cực tốt.
Gia tăng hệ miễn dịch
Trong ngũ gia bì các các hoạt chất giúp cơ thể thúc đẩy sự hình thành kháng thể, tự điều chỉnh hệ miễn dịch, kháng lại tế bào ung thư và virus. Hơn nữa, chúng còn có tác dụng kháng viêm, giúp điều trị một số bệnh lý liên quan tới hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, cầm ho, long đờm…
Chống suy nhược cơ thể
Ngũ gia bì được xem như một loại nhân sâm, nó còn có tên là Sâm Nam bởi có tác dụng chống suy nhược cơ thế, giảm mệt mỏi. Có thể sử dụng thường xuyên như một loại thuốc giúp tăng cường thể lực, điều tiết tế bào hồng cầu, giải độc và giúp chống lão hóa.
Tác dụng an thần
Ngũ gia bì có tác dụng điều hòa thần kinh giúp cân bằng giữa sự ức chế và hưng phấn của trung khu thần kinh. Mặc dù có tác dụng gây hưng phấn nhưng loại dược liệu này không gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Tác dụng của ngũ gia bì trong y học hiện đạiTăng cường đề kháng
Có tác dụng chống lại mệt mỏi hiệu quả, thậm chí còn được đánh gia cao hơn cả nhân sâm. Nó còn giúp duy trì thể trạng trong tình trạng thiếu oxy, tăng nhiệt cơ thể do hoạt động liên tục.
Giải độc cơ thể
Giúp cơ thể giải độc hiệu quả, điều hòa hồng cầu, bạch cầu và huyết áp.
Cây ngũ gia bì có tác dụng chống lại mệt mỏi hiệu quả.
Điều hòa thần kinh
Giúp cân bằng trạng thái thần kinh giữ hưng phấn và ức chế ở trung khu thần kinh.
Tăng cường trí nhớ
Giúp cải thiện trí nhớ nhờ thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Và giúp chống lão hóa, tăng cường tuyến sinh dục và xúc tiến tế bào tái sinh.
Kháng viêm
Giúp hỗ trợ hệ miễn dịch vì có thể kháng tế bào ung thư và kháng virus.
Hạ huyết áp
Ngũ gia bì còn có tác dụng giảm huyết ám hiệu quả.
Ý nghĩa cây ngũ gia bì trong phong thủyNổi tiếng là một vị thuốc có nhiều tác dụng trong với sức khỏe con người, cây ngũ gia bì còn được trồng làm cây phong thủy trong nhà, với nhiều ý nghĩa hỗ trợ cho gia chủ. Đặc điểm hình dáng của lá cây ngũ gia bì chính là biểu hiện cho những ý nghĩa này. Nếu để ý bạn sẽ thấy lá cây rất giống với những bàn tay xòe ra để hứng lộc trời.
Trong phong thủy thì cây ngũ gia bì được xem là loại cây có khả năng thu hút tài lộc cho gia chủ.
Với những đôi bàn tay hứng lộc này trong nhà, gia đình bạn sẽ không phải lo bị thất thoát đi tiền tài. Trong phong thủy thì cây ngũ gia bì được xem là loại cây có khả năng thu hút tài lộc cho gia chủ. Từ đó giúp mang lại vượng khí cho không gian đặt cây.
Một số chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư hay người đang kinh doanh là những đối tượng rất thích hợp trồng loại cây này. Nếu đặt trên bàn làm việc một cây ngũ gia bì nó sẽ giúp thu hút tài lộc giúp cho con đường tài vận gặp thuận lợi, phát triển ổn định đồng thời giúp chủ nhân củng cố được tiền bạc, vững chắc trong tài chính.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet