Nội dung
Bé Trần Ngọc A, 9 tuổi, (Tiên Lữ, Hưng Yên), mắc bệnh suy tủy nặng vừa được các bác sĩ cứu sống.

Bệnh viện Nhi TƯ và Viện huyết học truyền máu TƯ vừa phối hợp ghép tế bào gốc tạo máu (ghép tủy) thành công cho bé Trần Ngọc A, 9 tuổi, ở Tiên Lữ, Hưng Yên, mắc bệnh suy tủy nặng.

Theo TS Dương Bá Trực, Khoa huyết học lâm sàng, BV Nhi TƯ, cháu A bị phát hiện mắc bệnh suy tủy nặng tại Bệnh viện Nhi TƯ từ tháng 10/2013 và được chỉ định ghép tế bào gốc.

Tại đây, cháu đã được làm xét nghiệm, các bác sỹ đã tìm thấy sự hòa hợp với em ruột của cháu là Trần Ngọc G, 6 tuổi. Tuy nhiên, nếu được ghép cháu sẽ có cơ hội khỏi bệnh, nhưng ca ghép chưa được thực hiện vì gia đình cháu không đủ kinh phí. Từ đó, cháu phải đến truyền hồng cầu và tiểu cầu nhiều lần để duy trì cuộc sống và chờ cơ hội ghép tế bào gốc tạo máu.

“Qua trao đổi với các bác sĩ của Viện Huyết học Truyền máu TƯ, chúng tôi biết Viện Huyết học Truyền máu TƯ đang triển khai ghép tế bào gốc tạo máu cho trẻ em và có khả năng quyên góp kinh phí để thực hiện cho những ca đầu tiên. Và cháu A đã được chuyển từ Bệnh viện Nhi TƯ sang Viện Huyết học Truyền máu TƯ để thực hiện ca ghép”. TS Dương Bá Trực cho biết.

Cứu sống bệnh nhi 9 tuổi bị suy tủy nặng

Các bác sĩ trong ca phẫu thuật cho bệnh nhi suy tủy

Theo BS Trực, phần nửa công việc còn lại là thu hoạch tủy xương của cháu G để truyền cho bệnh nhân A. Công việc này được thực hiện tại BV Nhi TƯ vì trước đó, Viện huyết học truyền máu TƯ chưa thực hiện ca này ở trẻ em bao giờ và thường lấy tế bào gốc bằng phương pháp lấy máu ngoại vi, chứ không phải từ tủy xương.

TS Dương Bá Trực cho biết, công việc này khá khó khăn vì thông thường, người cho tủy và nhận tủy có cân nặng ít nhất phải bằng nhau thì việc lấy tủy sẽ không gây nguy hiểm đối với người cho. Nhưng trong trường hợp này, cháu G mới nặng 16kg, chỉ bằng một nửa cân nặng của người nhận (cháu A) nên phải thu hoạch tối đa tủy xương của cháu G mới có thể đủ số lượng tế bào gốc tạo máu để ghép cho A.

Chính vì vậy, các bác sĩ có kinh nghiệm nhất của BV Nhi TƯ trong lĩnh vực ghép tủy đã họp bàn các phương án chi tiết và đúng như nhận định của các bác sỹ, ngày 9/3, ca thủ thuật được tiến hành một cách khéo léo nhất sau 1 giờ gây mê để lẩy đủ tế bào gốc ở trong tủy của cháu G ghép cho cháu A mà không gây nguy hiểm cho cháu G. Hiện tại, sức khỏe cháu G ổn định bình thường và đã ra viện sau hơn 1 ngày tiến hành thủ thuật.

TS Dương Bá Trực cũng cho biết, đây là ca ghép không phù hợp nhóm máu (người cho nhóm máu A, người nhận nhóm máu O). Khối lượng tủy xương cần xử lý loại hồng cầu. Đây là một công việc rất tỉ mỉ, đòi hỏi kĩ năng và kiến thức vững vàng, tuy nhiên, công việc này cũng đã được hoàn thành sau 4 giờ làm việc liên tục của các chuyên gia truyền máu bên Viện huyết học truyền máu TƯ.

Đến nay, sau hơn 10 ngày ghép, sức khỏe bệnh nhân được ghép tế bào gốc (cháu A) đã ổn định, số lượng bạch cầu bắt đầu tăng dần, sớm hơn dự kiến khoảng 5 ngày.

                                                              

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Thay khớp háng cho bà cụ 95 tuổi

Cụ Lê Thị Nh., SN 1920, ngụ tại Bến Cát, Bình Dương, bị ngã dẫn đến gãy liên mẫu xương đùi vừa được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn phẫu thuật thay khớp háng thành công.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm