Vẻ đẹp của TP đà nẵng là sự kết hợp giữa núi, sông và biển gắn liền. Đặc biệt, dòng sông hàn chảy qua giữa lòng thành phố khi màn đêm buông xuống khiến Đà Nẵng càng trở nên lãng mạn, cuốn hút hơn. Bên cạnh đó, con sông Hàn còn hấp dẫn người dân và du khách nhờ bến du thuyền cùng câu lạc bộ thể thao dưới nước. Do đó, lãnh đạo thành phố đã "đánh thức" lợi thế vốn có của sông Hàn bằng một cuộc thi quy mô lớn công khai trên toàn quốc do Công ty cổ phần DHC Marina tài trợ, có tên gọi " biểu tượng du thuyền Đà Nẵng".
Biểu tượng du thuyền tượng trưng cho một thành phố cảng biển tràn đầy sức trẻ, được kỳ vọng là biểu tượng kiến trúc mới và điểm nhấn du lịch. |
Nếu các nơi trên thế giới như Singapore có biểu tượng sư tử biển Merlion, Paris có tháp Eiffel, Malaysia có tòa tháp đôi Petronas... thì các nhà lãnh đạo cũng mong muốn ở Đà Nẵng có biểu tượng du thuyền. Điều này tượng trưng cho một thành phố cảng biển tràn đầy sức trẻ, được kỳ vọng là biểu tượng kiến trúc mới và điểm nhấn du lịch. Vì vậy, cuộc thi mang tầm quốc gia này cũng thể hiện tâm huyết của kiến trúc sư đương đại.
Những kiến trúc sư tài năng trên khắp mọi miền đất nước cũng như của TP Đà Nẵng tham gia, đóng góp những ý tưởng để tạo ra một biểu tượng tầm cỡ và độc đáo, thể hiện được nét văn hóa, lịch sử của thành phố, tạo điểm nhấn du lịch trong khu vực và là dấu ấn để vinh danh một thế hệ kiến trúc tài năng. Qua sản phẩm thiết kế "biểu tượng du thuyền", các kiến trúc sư sẽ không chỉ được lưu danh mà còn thể hiện được tầm thiết kế của mình.
Đà Nẵng đã xác định quy hoạch không gian đô thị phải hướng mặt tiền ra sông, ra biển để tạo không gian tốt cho kinh tế phát triển. |
Biểu tượng này gần khu vực cầu Rồng, phù hợp với cảnh quan xung quanh và lột tả được khí chất một thành phố trẻ, năng động, đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ, quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan, công năng sử dụng; thể hiện được ý nghĩa, tính chất công trình, các giải pháp thiết kế có tính khả thi cao để triển khai xây dựng. Vật liệu làm biểu tượng được lựa chọn là loại vật liệu bền theo thời gian, chịu được nắng gió của khí hậu miền Trung.
Bà Trần Phương Anh - Giám đốc Công ty cổ phần DHC Marina, thành viên của Tập đoàn DHC cho biết: "Dòng sông Hàn rất đẹp nhưng chưa khai thác hiệu quả và xứng tầm như một sản phẩm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Chủ trương đầu tư của Tập đoàn DHC trùng với quyết tâm của lãnh đạo Uỷ ban nhân dân TP Đà Nẵng trong việc phát triển du lịch đường sông và đường biển của thành phố, đồng thời được đa số người dân mong đợi. Do vậy, dự án nhận được sự quan tâm lớn của lãnh đạo thành phố cũng như kỳ vọng của người dân thành phố. Chúng tôi mong muốn đưa du lịch du thuyền và các hoạt động du thuyền trở nên gần gũi, dễ dàng tiếp cận với người dân Đà Nẵng nói riêng và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới".
Qua sản phẩm thiết kế "biểu tượng du thuyền", các kiến trúc sư sẽ không chỉ được lưu danh mà còn thể hiện được tầm thiết kế của mình. |
Ngoài việc thi công cầu tàu, Công ty cổ phần DHC - Marina phối hợp với ngành chức năng xúc tiến thành lập câu lạc bộ thể thao dưới nước, đầu tư du thuyền có tính biểu tượng để đưa vào hoạt động. Theo thiết kế cơ sở, du thuyền thể hiện ý tưởng cách điệu tháp Mỹ Sơn - di sản văn hóa thế giới, gồm hai tầng với sức chứa trên 500 khách. Du thuyền được neo đậu tại khu vực cảng và di chuyển ven sông phục vụ du lịch.
Đà Nẵng đã xác định quy hoạch không gian đô thị phải hướng mặt tiền ra sông, ra biển để tạo không gian tốt cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên, khi hướng mặt tiền ra sông ra biển thì quan trọng nhất phải khai thác được lợi thế của dòng sông, mặt biển.
(Nguồn: DHC - Marina)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet